Thời gian, mức hưởng, quyền lợi của người lao động khi nghỉ ốm đau

0
1260
Thời gian, mức hưởng, quyền lợi của người
lao động khi nghỉ ốm đau. Chế độ ốm đau theo bảo hiểm xã hội.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi làm việc cho công ty có vốn đầu tư
nước ngoài, tham gia bảo hiểm xã hội đủ 10 năm, đến năm thứ 11 (tháng 01/2016) tôi bị bệnh ung thư
đại tràng. Tôi có một số câu hỏi bên dưới, xin nhờ luật sư tư vấn:

1/ Thời hạn tối đa tôi được nghỉ hưởng bảo hiểm xã
hội (BHXH) là bao lâu? Tỷ lệ hưởng BHXH so với mức lương đóng BHXH là bao
nhiêu?

2/ Công ty có quyền sa thải trong thời gian tôi nghỉ
bệnh và hưởng BHXH không?

3/ Nếu sau này tôi thôi việc thì mức hưởng bảo
hiểm 1 lần có bị khấu trừ số tiền mà tôi đã hưởng trong thời gian nghỉ bệnh và hưởng BHXH trước kia
không?

4/ Nếu sau khi tôi hết bệnh (có giấy xuất viện) và
đi làm lại khoảng 3 tháng (dưới 12 tháng) mà tái phát bệnh thì có được nghỉ hưởng BHXH nữa không?
Tỷ lệ hưởng có thay đổi so với lần bệnh trước không? Thời gian nghỉ hưởng BHXH là bao
lâu?

Xin chân thành cám ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1.  Thời hạn tối đa được nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội
2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ ốm đau như sau:

“Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao
động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều
kiện hưởng chế độ ốm đau:

“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn
lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định
của Bộ Y tế.

… “

Như vậy, hiện nay bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội
tại công ty, bị ung thư đại tràng, nếu có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh thì bạn sẽ được hưởng
chế độ ốm đau.

Theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành
kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT, bệnh ung thư đại tràng là bệnh cần phải chữa trị dài ngày. Do đó,
thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như
sau:

” …

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như
sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại
điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng
thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

… “

Khoản 3 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT
-BLĐTBXH hướng dẫn như sau:

“3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người
lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy
định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như
sau:

Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày
mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng
tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian
hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như sau:

– Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

– Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày
mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng
tối đa bằng 03 tháng.

Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng.

Ví dụ 5: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc là đủ 1 năm, mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Ông B đã hưởng hết 180 ngày đầu
tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp với mức thấp hơn nhưng tối đa là 1
năm.

Sau khi điều trị bệnh ổn định, ông B trở lại làm
việc và đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm thì tiếp tục nghỉ việc để điều trị bệnh (thuộc danh mục bệnh
cần chữa trị dài ngày). Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của lần điều trị
này đối với ông B sẽ là 180 ngày và 3 năm (thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian hưởng
tối đa sau khi đã nghỉ hết 180 ngày là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã
hội).”

Như vậy trong trường hợp này khi bạn nghỉ để điều
trị bệnh thì bạn được nghỉ tối đa là 180 ngày, nếu sau đó đã đi làm lại và bệnh lại tái phát thì
bạn vẫn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tuy nhiên thời gian nghỉ thêm tối đa là không quá 10
năm (Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn).

2.  Mức hưởng
chế độ ốm đau:

Căn cứ Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội
2014 quy định mức hưởng chế độ ốm đau như sau:

“1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy
định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng
75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc.

2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như
sau:

a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở
lên;

b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30
năm;

c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm
xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15
năm
.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính
bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.”

Như vậy, nếu bạn nghỉ trong thời gian 180 ngày thì
mức hưởng là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Sau 180
ngày mà vẫn tiếp tục nghỉ thì mức hưởng là 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền
kề trước khi nghỉ việc do bạn tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

3. Người sử dụng lao động có
quyền sa thải bạn trong thời gian nghỉ do ốm đau hay không?

Điều 39 Bộ luật lao động 2012 quy định
trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trong các trường hợp sau:

“1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật
này.”

Điểm b) Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy
định như sau:

“b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều
trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị
06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa
thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công
việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi
phục.”

Như vậy, nếu bạn nghỉ để điều trị ốm đau 12 tháng
liên tục đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục đói với
hợp đồng lao động xác định thời hạn,… thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
với bạn, không phải là sa thải bạn.

4. Nếu sau này tôi thôi việc thì mức
hưởng bảo hiểm 1 lần có bị khấu trừ số tiền mà tôi đã hưởng trong thời gian nghỉ bệnh và hưởng
BHXH trước kia không?

Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định
các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau
đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.”

Như vậy, bảo hiểm xã hội bắt buộc chi trả cho rất
nhiều chế độ, do đó việc bạn hưởng chế độ ốm đau trước đấy không ảnh hưởng đến việc bạn hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội
2014:

“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2
của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các
khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại
khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định
cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy
hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển
sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ
và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để
hưởng lương hưu.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính
theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội
chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức
bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần
là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã
hội.”

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây