Thoả thuận trọng tài có độc lập với hợp đồng lao động ký kết giữa các bên

0
1212
Thoả thuận trọng tài có độc lập với hợp đồng
lao động ký kết với các bên hay không.



Thoả thuận trọng tài có độc lập với hợp đồng lao động ký kết với các bên.

Căn cứ Quyết định số
744-TTg ngày 08 tháng 10 năm 1996 về thành lập hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh để thực hiện
việc hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của Bộ Luật lao động như
sau:

Điều 1. Thành lập Hội đồng
trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) để hòa giải và
giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

Hội đồng trọng tài lao
động cấp
tỉnh
thực hiện nhiệm vụ hoà giải, giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh sau khi Hội đồng giải hoà lao động cơ sở hoặc
hoà giải viên lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) hoà giải
không thành.
Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tổ chức việc hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động tập
thể theo các nguyên tắc quy định của Bộ luật lao động về hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động
tập thể.
Theo đó Thông tư số 02/LĐTBXH-TT ngày 08 tháng 01 năm 1997 hướng dẫn thực hiện Quyết định số
744/TTG về việc thành lập hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh cũng nêu rõ: “Hội đồng trọng tài lao
động có nhiệm vụ hoà giải và giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động trên địa bàn cấp tỉnh theo đơn yêu cầu của các bên đương sự và sau khi Hội
đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện hoà giải không
thành.”
Điều 169  quy định:
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động.
Khoản 2 Điều 170 cũng quy định:
2. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1
Điều 165a của Bộ luật này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không
tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải
quyết đối với trường hợp tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao
động giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Như vậy, Thoả thuận trọng tài độc lập với hợp đồng lao động ký kết với các bên. Và được thỏa thuận
trong thỏa ước lao động tập thể bởi Hội đồng trọng tài lao động chỉ có quyền hạn giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích được quy định rõ tại Điều 169 Bộ Luật Lao động
2012.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây