Thay đổi công ty có phải thay đổi giấy phép lao động?

0
1260
Thay đổi công ty có phải thay đổi giấy phép
lao động? Trường hợp bắt buộc thay đổi giấy phép lao động của người lao động nước
ngoài.



Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, mình muốn hỏi chút về trường hợp của một
người ở công ty mình. Anh ấy là người nước ngoài cư trú và làm việc tại Q. Tây Hồ, Hà Nội. Từ trước
đến nay anh ấy khai báo tạm trú và Giấy phép lao động đều theo địa chỉ ở đấy.Tuy nhiên, sắp tới
công ty chuyển vào trong Sài Gòn (đóng cửa công ty ở Hà Nội và mở một công ty khác ở Sài Gòn). Vì
đây là công ty nước ngoài nên việc thay đổi công ty sẽ ảnh hưởng đến giấy phép lao động và thẻ tạm
trú của anh ấy. Mình muốn hỏi:

1. Anh ấy có phải làm lại giấy phép lao động không? Làm lại
hoàn toàn hay chỉ thay đổi thông tin thôi? Nếu như đóng cửa công ty ở Hà Nội thì anh ấy sẽ phải
xuất cảnh khỏi Việt Nam đúng không? Như vậy thì liệu có nên mở công ty mới ở Sài Gòn trước, đăng ký
giấy phép lao động theo công ty đấy rồi mới đóng cửa công ty ngoài Hà Nội?

2. Anh ấy có phải làm lại thẻ tạm trú không? Việc làm lại thẻ
sẽ được làm ở Cục Xuất nhập cảnh ở Hà Nội hay phải làm tại nơi ở mới tại Thành phố Hổ Chí Minh?
Mình cảm ơn nhiều.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law, Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo như bạn trình bày thì công ty bạn là chuyển trụ sở từ
Thành phố Hà Nội vào Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi chuyển trụ sở bên bạn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ
các quy định của pháp luật như chốt thuế, thanh toán và chuyển hồ sơ bảo hiểm, đăng ký thay đổi trụ
sở lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.

1. Anh ấy có phải làm lại giấy phép lao động
không? Làm lại hoàn toàn hay chỉ thay đổi thông tin thôi? Nếu như đóng cửa công ty ở Hà Nội thì anh
ấy sẽ phải xuất cảnh khỏi Việt Nam đúng không? Như vậy thì liệu có nên mở công ty mới ở Sài Gòn
trước, đăng ký giấy phép lao động theo công ty đấy rồi mới đóng cửa công ty ngoài Hà
Nội?

Theo quy
định của Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 và Thông tư số
03/2014/TT-BLĐTBXH, nếu có sự thay đổi về địa điểm làm việc sẽ phải cấp lại giấy phép lao động cho
người lao động.

“Điều 7. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao
động

1. Giấy phép lao động bị mất, bị
hỏng.

2. Thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động đã cấp:
họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc.

Địa điểm làm việc ghi trên giấy phép lao động là địa chỉ
nơi người lao động nước ngoài làm việc. Thay đổi địa chỉ làm việc ghi trên giấy phép lao động là
việc người lao động nước ngoài được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc toàn bộ thời gian tại
chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở khác của người sử dụng lao động tại cùng tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.”

= > Phải cấp lại giấy phép lao động, bên bạn vẫn làm hồ sơ
xin cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử
dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính
diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính
đến thời điểm nộp hồ sơ.

+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn
giá trị theo quy định của pháp luật và giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị
mất);

– Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam
và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam;

– Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam
và phía nước ngoài hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục đàm phán cung cấp
dịch vụ tại Việt Nam;

– Giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức
quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm
việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

– Văn bản của một nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước
ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia
vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt
Nam.

Các giấy tờ trên là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng
tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy
định của pháp luật Việt Nam.

= > Giấy phép lao động đang còn thời hạn, thị thực đang
còn thời hạn thì không phải xuất cảnh. Bên bạn vẫn làm thủ tục thay đổi trụ sở theo đúng quy định
về pháp luật doanh nghiệp.

2. Anh ấy có phải làm lại thẻ tạm trú không? Việc
làm lại thẻ sẽ được làm ở Cục Xuất nhập cảnh ở Hà Nội hay phải làm tại nơi ở mới tại Thành phố Hổ
Chí Minh? Mình cảm ơn nhiều.

Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Nếu thay đổi chỗ ở, cư trú trong thẻ tạm trú phải làm thủ
như sau:

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao
gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ
tục mời, bảo lãnh;

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán
ảnh;

c) Hộ chiếu;

d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều
36 của Luật này.

2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như
sau:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ
quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3
tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp
hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ
sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét
cấp thẻ tạm trú.

= > Cơ quan giải quyết là Thành Phố Hồ Chí
Minh.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây