Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp lao động

0
1430
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc
về tranh chấp lao động. Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa trong án lao
động


1. Khái niệm tranh chấp lao động

Khoản 7 Điều 3 BLLĐ 2012 quy định về tranh chấp lao động như sau: “Tranh
chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao
động
“.

Tranh chấp lao động được phân loại dựa trên một số các căn cứ sau
đây:

Căn cứ vào nội dung của tranh chấp: Tranh chấp lao động có thể chia
thành các tranh chấp về kỷ luật lao động, sa thải, bồi thường thiệt hại, bảo hiểm xã
hội…

Căn cứ vào chủ thể tham gia tranh chấp: Tranh chấp lao động bao gồm
tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động
tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Căn cứ vào đối tượng tranh chấp: Tranh chấp lao động bao gồm tranh
chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp lao
động

2.1. Khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa án

Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và
quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của
Tòa án.

Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của Tòa
án,  thẩm quyền dân sự của Tòa án có những đặc trưng sau:

– Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết
và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được
hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể với
nhau;

– Thẩm quyền dân sự của Tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như Tòa án độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan…thì Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự phải
tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự. Phạm vi xem xét giải quyết quyết định của
Tòa án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thỏa thuận của họ
về những vấn đề có tranh chấp.

2.2. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án theo loại việc về tranh
chấp lao động

Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là thẩm quyền của Tòa án trong
việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cơ sở để xác định những loại việc về tranh chấp lao động  thuộc thẩm
quyền dân sự của Tòa án đó là việc xác định thẩm quyền phải căn cứ vào tính chất của loại quan hệ
pháp luật nội dung mà tòa án cần giải quyết. Ngoài ra, trong một số trường hợp để giảm bớt áp lực
về công việc của ngành tòa án, đồng thời xuất phát từ những yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp
và tính chất của vụ việc cần giải quyết…pháp luật quy định Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết sau
khi vụ việc đã được các cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước hoặc đương sự đã yêu cầu nhưng cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây