Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

0
1112
Xác định được thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện sự phân cấp thẩm quyền giải quyết
rõ ràng, hợp lý.


Xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam
không chỉ thể hiện sự phân cấp thẩm quyền giải quyết trong bộ máy nhà nước rõ ràng, hợp lý… mà còn
giúp các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, đúng thời gian và đúng pháp
luật.


Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, cùng các

thì ta thấy được việc giải
quyết tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của các tổ chức, cơ quan: hội đồng hoà giải lao động cơ
sở; hoà giải viên; chủ tịch UBND cấp huyện; hội đồng trọng tài lao động và tòa án nhân
dân.

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở
(HĐHGLĐCS)

HĐHGLĐCS là một tổ chức do NSDLĐ ra quyết định thành lập (bắt
buộc) tại các doanh nghiệp có Công đoàn. Thành viên của HĐHGLĐCS bao gồm đại diện ngang nhau của
Ban chấp hành Công đoàn và NSDLĐ. Ngoài ra, hai bên có thể thoả thuận lựa chọn chuyên gia ngoài
doanh nghiệp tham gia Hội đồng. HĐHGLĐCS có nhiệm vụ hoà giải các tranh chấp lao động xảy ra tại
doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp.

Hoà giải viên lao động
(HGVLĐ)

HGVLĐ bao gồm những người đủ điều kiện luật định được Phòng
LĐTBXH, Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn Khu công nghiệp giới thiệu hoặc cá nhân đủ điều
kiện tự đăng kí theo thủ tục luật định và được Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận. HGVLĐ
có nhiệm vụ hoà giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể xảy ra ở
những đơn vị sử dụng lao động không phải là doanh nghiệp, doanh nghiệp không có hoặc chưa thành lập
HĐHGLĐCS. Ngoài ra, HGVLĐ còn có nhiệm vụ hoà giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân về kỉ luật sa
thải, bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại, về trợ cấp khi chấm dứt
hợp đồng lao động, tranh chấp về bảo hiểm xã hội và tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người
lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi các bên có yêu
cầu.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện

Bắt đầu từ ngày 01/7/2007, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động tập thể (Tranh chấp lao động tập thể về quyềnlà
tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể,
nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận
hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm xảy ra
trên địa bàn quản lí theo đơn yêu cầu của các bên tranh chấp sau khi đã được HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ
hoà giải nhưng không thành hoặc đã hết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà HĐHGLĐCS,
HGVLĐ không tiến hành hoà giải.

Hội đồng trọng tài lao động
(HĐTTLĐ)

HĐTTLĐ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề
nghị của Giám đốc Sở LĐTBXH. HĐTTLĐ gồm 5 hoặc 7 thành viên. HĐHGLĐ có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp sau:

+) Hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (Tranh chấp lao động tập thể về lợi
íchlà tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so
với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể,nội quy lao động đã được đăng ký với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá
trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Theo đơn yêu cầu của các
bên tranh chấp sau khi đã được HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ hoà giải nhưng không thành hoặc đã hết 3 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà HĐHGLĐCS, HGVLĐ không tiến hành hoà giải.

+) Giải
quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể (về quyền và về lợi ích) xảy ra tại các doanh nghiệp không
được đình công khi các bên có đơn yêu cầu.

Toà án nhân dân (TAND)

Hiện tại, ngoài TAND tối cao, hệ thống TAND nước ta được
thành lập theo địa giới hành chính (cấp huyện và cấp tỉnh), thực hiện chế độ hai cấp xét xử (sơ
thẩm và phúc thẩm). Việc giải quyết vụ án lao động theo thủ tục sơ thẩm được tiến hành bởi các thẩm
phán chuyên trách về lao động của TAND cấp huyện và Toà lao động TAND cấp tỉnh. TAND có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp lao động sau đây khi có yêu cầu:

+) Tranh chấp lao động cá nhân xảy ra trên địa bàn quận, huyện…sau khi hoà giải tại HĐHGLĐCS hoặc
HGVLĐ không thành hoặc đã hết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà HĐHGLĐCS, HGVLĐ không
tiến hành hoà giải.

+) Tranh chấp lao động cá nhân về kỉ luật sa thải, về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động, về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp giữa người
giúp việc gia đình và NSDLĐ, tranh chấp về bảo hiểm xã hội, tranh chấp giữa NLĐ với doanh nghiệp
đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

+) Tranh
chấp lao động tập thể về quyền xảy ra ở những doanh nghiệp được đình công sau khi Chủ tịch UBND cấp
huyện đã có quyết định giải quyết mà các bên vẫn tiếp tục tranh chấp hoặc đã hết 5 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đơn yêu cầu mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết.

+) Tranh
chấp lao động tập thể (về quyền và về lợi ích) xả ra tại các doanh nghiệp không được đình công theo
danh mục do Chính phủ quy định sau khi HĐTTLĐ đã có quyết định giải quyết mà các bên vẫn tiếp tục
tranh chấp hoặc đã hết 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà HĐTTLĐ không giải
quyết.

Việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động
cá nhân do TAND cấp huyện thực hiện. Toà lao động TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các
vụ tranh chấp lao động cá nhân có đương sự ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài hoặc phải uỷ
thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự Việt Nam, cho Toà án nước ngoài, các vụ tranh chấp lao động cá
nhân thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nhưng TAND cấp tỉnh thấy cần phải lấy lên để giải quyết và
các vụ tranh chấp lao động tập thể.

TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động là Toà án
nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp. Các bên có quyền thoả thuận bằng văn bản lựa chọn Toà án nơi nguyên đơn cư
trú, làm việc nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp giải quyết. Trong những trường hợp nhất định, nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà
án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được

trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây