Tai nạn trên đường từ chỗ làm về nhà cho con bú có tính là tai nạn lao động không?

0
1258
Tai nạn giao thông trên đường từ chỗ làm về
nhà cho con bú có tính là tai nạn lao động không?



Tóm tắt câu hỏi:

Tai nạn giao thông trên đường từ chỗ làm về nhà cho con bú có
tính là tai nạn lao động không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại điều 142 Bộ luật lao đông 2012:

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề
và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và
điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự
cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo
cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.

Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết
một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ
sinh lao động quy định củ thể:

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải
lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn
bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại
địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

a) Tai nạn lao động chết người;

b) Tai nạn lao động nặng;

c) Tai nạn lao động nhẹ.

4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử
dụng lao động.

Trường hợp của bạn là bạn gặp tai nạn giao thông khi
đang trên đường  từ chỗ làm về nhà cho con bú . Theo quy định tại nghị định trên: “Tai nạn lao
động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho
người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ
lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh
nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc”. Vì vậy,
tai nạn giao thông bạn gặp phải là thuộc trường hợp tai nạn lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây