Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

0
1209
Để hưởng chế độ tai nạn lao động của bảo
hiểm xã hội, người lao động thực hiện các bước sau đây:


I – Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao
động

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại điều 39
Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Cụ thể, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các
điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm
việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực
hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc
trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn
quy định tại khoản 1 Điều này.”

Trong đó, “trong khoảng thời gian hợp lý” là khoảng thời gian
cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc, “Tuyến đường hợp lý”
là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và
ngược lại.

II – Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao
động

Sau khi điều trị, thương tật ổn định, người sử dụng lao động
giới thiệu người lao động ra Hội đồng giám định y khoa lao động để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng
lao động (Khoản 4 Điều 152 Bộ luật Lao động 2012).

Khi có biên bản giám định y khoa với mức suy giảm khả năng
lao động ≥ 5% thì người lao động lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để người lao động được hưởng trợ cấp
tai nạn lao động.

* Nơi nộp hồ sơ: Bảo hiểm xã hội
quận/huyện

* Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Người lao động lập hồ sơ theo quy định và
nộp cho BHXH cấp huyện nơi cư trú.

– Bước 2: BHXH cấp huyện tiếp nhận hồ sơ; giải quyết
chế độ, chi trả trợ cấp và trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động.

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao
động:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của
người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam).

3. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy
định.

4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc
bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội
trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại
trú.

5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội
đồng Giám định y khoa.

6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn
lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ
tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực).

6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ
quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực).

Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp,
đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.

* Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của
doanh nghiệp, Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động; trường hợp
không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (Điều 118 Luật BHXH
2006).

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây