Quyền lợi của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

0
1285
Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.


 


Khoản 2 Điều 168 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Lao động là
công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ”. Như vậy, về cơ
bản, quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tương tự như người lao
động Việt Nam làm việc trong nước quy định tại Điều 5.

Tuy nhiên, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam có một số sự khác nhau biệt với người lao động Việt Nam làm việc trong nước
về quyền và nghĩa vụ như sau:

1,

Người lao động Việt Nam làm việc trong nước có thể ký
kết với người sử dụng lao động theo 3 loại hợp đồng lao động quy định tại Điều 22.

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ có thể ký
kết hợp đồng lao động xác định thời hạn, và tối đa là 2 năm, quy định tại Nghị định
102/2013/NĐ-CP:

Điều 11. Thời hạn của giấy phép
lao động

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 02
năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây

:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký
kết;

2. Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước
ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác
phía Việt Nam và phía nước ngoài;

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký
kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử
người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ
chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt
Nam;

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử
người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ
đó;

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước
ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại
tại Việt Nam.

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định tại Điều 2

:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không
xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo
mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp
luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao
động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ
đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm
công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ
quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan,
chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học
được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định
tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều
hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị
trấn.

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay chưa
được tham gia bảo hiểm xã hội mà theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành
nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc bắt đầu được tham gia bảo hiểm xã hội

3. Tổ chức công đoàn

Người lao động Việt Nam làm việc trong nước có quyền thành
lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, họ được tự do tham gia hoặc không tham gia tổ chức
công đoàn. Nhưng người lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay không được phép tham gia tổ chức
công đoàn bởi tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội nằm là thành viên trong hệ thống chính
trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật công đoàn 2012 quy định
về quyền gia nhập công đoàn:

Điều 5. Quyền thành lập, gia
nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công
đoàn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây