Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động khi bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam làm việc

0
2072
Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động khi bảo
lãnh người nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Người lao động nước ngoài bị tai nạn ngoài giờ làm
việc xử lý như thế nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Hiện nay em là giám đốc công ty TNHH 1 TV. E đang bảo lãnh cho
1 người nước ngoài đang làm việc tại công ty. Luật sư cho em hỏi, trong trường hợp người lao động
xảy ra chuyện gì ngoài giờ làm việc, thì em sẽ chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào ạ. Em xin cảm ơn
ah.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định tại Điều 14 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam 2014 về việc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời bảo lãnh nước
ngoài:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh
Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này, bao gồm:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch
nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

b) Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ
tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Bộ trưởng và tương đương; Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;

c) Các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

d) Tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

e) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt
Nam;

g) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ
chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam;

… “

Đồng thời, theo quy định tại Điều 15

về thủ tục mời, bảo
lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao:

“1. Người nước ngoài thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
8 của Luật này thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ
quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều 8 của Luật này thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
để chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc
diện phải có thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập
cảnh.

3. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài quy định tại khoản 3
và khoản 4 Điều 8 của Luật này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền
của Bộ Ngoại giao. Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản
lý xuất nhập cảnh. Sau 02 ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không có ý kiến thì cơ
quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao trả lời cho cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ
quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc diện phải có thị
thực.

4. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế thì cần nêu
rõ cửa khẩu, thời gian nhập cảnh và lý do đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu.

… “

Có thể thấy công ty bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được
thành lập theo trình tự thủ tục của pháp luật Việt Nam nên sẽ có quyền bảo lãnh người lao động nước
ngoài nhập cảnh và làm việc ở công ty, nếu thực hiện đúng như trình tự thủ tục nêu trên thì việc
nhập cảnh của người nước ngoài này là hoàn toàn hợp pháp. Về việc bạn có phải chịu nghĩa vụ gì khi
người này xảy ra vấn đề ngoài giờ làm việc hay không thì theo quy định tại Điều 45 Luật nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 về quyền, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chúc, cá nhân mời, bảo lãnh thì:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau
đây:

a) Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo
lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt
động;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà,
cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam
thăm;

c) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ,
chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt
Nam.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau
đây:

a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú theo quy định của Luật này;

b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của
pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt
Nam;

c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối
hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước
ngoài đã mời, bảo lãnh;

d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước
ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú
thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;

đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy
định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong
các ngành, nghề, lĩnh vực đó;

…”.

 

>>> Luật sư tư vấn trách nhiệm
của người sử dụng lao động khi xuất khẩu lao động: 1900.6198

 

Vậy, trong quy định trên thì tổ chức hay cá nhân bảo lãnh sẽ có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những việc phát sinh liên quan tới
người nước ngoài đã mời, bảo lãnh. Trách nhiệm cụ thể là gì thì sẽ do trong phạm vi bảo lãnh bạn
hoặc công ty bạn đã cam kết bảo đảm cho người nước ngoài đó. Nếu người nước ngoài mà bạn bảo lãnh
xảy ra chuyện ngoài giờ làm việc tại công ty thì có thể bạn chỉ chịu trách nhiệm phối hợp với các
cơ quan chức năng hỗ trợ để giải quyết vấn đề đó chứ không hoàn toàn bạn phải chịu mọi trách
nhiệm phát sinh.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về pháp luật hành chính của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây