Quyền làm việc của người lao động

0
1241
Quyền của người lao động. Quyền làm việc của người lao động được quy định như thế nào theo Bộ Luật lao động năm 2012?


Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 10 Bộ Luật lao động năm 2012 thì người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm,nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. Như vậy, người lao động có quyền làm việc, quyền này được cụ thể tại Điều 10 như sau:

“Điều 10. Quyền làm việc của người lao động

1.Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2.Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình”

Theo đó, người lao động có quyền tự do trong việc lựa chọn địa điểm làm việc và lựa chọn người sử dụng lao động. Do đó, họ có thể làm việc trong nước hay nước ngoài, sự lựa chọn này phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng và khả năng của người lao động. Tuy nhiên, quyền tự do lựa chọn này cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, tức là người lao động phải lựa chọn địa làm việc và việc làm mà pháp luật không cấm.

Thứ hai, về vấn đề tìm kiếm việc làm thì người lao động có thể tự mình liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm. Việc quy định như vậy tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động có thể nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu về việc làm cao của người lao động mà đã có nhiều tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập để có thể giúp đỡ người lao động trong việc tìm kiếm việc làm. Điều 14 quy định về chức năng, thành lập của tổ chức dịch vụ việc làm. Theo đó, tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu
việc làm và dạy nghề cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Về hình thức tổ chức, tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp. Trong quá trình hoạt động, tổ chức dịch vụ việc làm được
thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về phí, pháp luật về thuế.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây