Quy định về tiền lương, thời giờ làm việc cho lao động

0
1471
Quy định về tiền lương, thời giờ làm việc
cho lao động. Không ký hợp đồng lao động thì tiền lương và thời giờ làm việc tính thế
nào?


 

Tóm tắt câu hỏi:

Ngày 13/10/2015 tôi được nhận vào làm vị trí nhân viên văn
phòng kinh doanh với mức lương thử việc là 3.500.000 đồng thời gian là 1 tháng và không ký một bản
hợp đồng nào, không có quyết định tiếp nhận công việc, nhưng làm được nửa ngày đầu thì chuyển tôi
lên làm nhân viên phòng lắp đặt và không có thỏa thuận nào khác.Tôi tốt nghiệp cao đẳng nghành Quản
Trị Kinh Doanh, nhưng sau đó chuyển tôi lên làm kỹ thuật (tôi chưa từng làm qua cũng như học qua kỹ
thuật cả nên tôi là lao động không có tay nghề, kinh nghiệm) thì tôi thử việc tối đa là 6 ngày theo
luật lao động đúng không? Tôi đã xin ngh

ỉ trước 2 ngày tức là ngày 11/11/2015, ngày 13/11/2015
thì tôi nghỉ việc. Công ty có các quy định như sau:(Tất cả đều giao kết bằng miệng và lao động nào
trong công ty đều được giao kết thế chỉ có Nam là lương thử việc 3.500.000 đồng còn Nữ là 3.000.000
đồng, tháng thứ 2 tăng lên 500.000 đồng là lương chính thức) Đi trễ (tôi mới biết khi nhận bảng
lương và công ty nói đó là nội quy công ty): Đi trễ 5 phút nhưng công ty làm tròn thành 10 phút và
trừ 50.000 đồng/ngày mà không thông báo trước khi nhận bảng lương mới biết, nội quy lao động cũng
không công khai và thỏa thuận trước khi nhận việc, lương tăng ca sẽ tính khi thời gian làm việc từ
18h trở đi, theo thỏa thuận thời gian làm việc chính thức từ 8h đến 12h và 13h đến 17h, nhưng rõ
ràng khách hàng ngồi chờ và doanh nghiệp không cho nghỉ nên phải làm luôn từ 17h đến 18h mà không
phải là thời gian chính thức theo quy định cũng như không được tính lương khoản này. Ngày
13/11/2015, công ty báo với tôi là 16h ngày 14/11/2015 lên lãnh lương thì tôi đã không đồng ý với
bảng lương:1. Bảng lương trừ tiền đi trễ, tiền tăng ca từ 17h đến 18h không được tính dù tôi làm
việc trước mặt doanh nghiệp (Người lao động cũng thắc mắc, tại sao bắt làm việc mà không tính lương
– thì doanh nghiệp bảo là thỏa thuận ban đầu tính lương tăng ca từ 18h trở đi, không tính từ 17h
đến 18h nhưng điều kiện công việc nên chúng tôi phải làm, không làm sẽ có nguy cơ sa thải vì không
hoàn thành công việc dù đó là giờ về của tôi)2. Rõ ràng nếu tôi làm từ ngày 13/10 đến hết ngày
13/11 thì phải tính cho tôi là 1 tháng và 1 ngày làm việc nhưng công ty lật lọng nói rằng “ai biểu
em tự nguyện đi làm việc, chị cũng thắc mắc sao em đi làm ngày đó’ nhưng rõ ràng thắc mắc là phải
hỏi nhưng doanh nghiệp không hỏi mà im luôn đến khi hết ngày và lên lãnh lương thì nói rằng tôi tự
nguyên nên không tính lương cho tôi. Cuối cũng tôi không đồng ý với bảng lương đó, nên tôi có nói
với doanh nghiệp tôi không nhận lương khi không đúng với thực tế, thì doanh nghiệp trở mặt nói là
“Không ký hợp đồng, chả ai chứng minh tôi làm việc tại công ty nên công ty nói luôn sẽ không trả
lương cho tôi và thách tôi đi kiện vì tôi không có hợp đồng thử việc “Thực ra với vài chục ngàn thì
cũng không là gì phải làm lớn chuyện, nhưng với sự bốc lột sức lao động và tính toán quá kỹ với
nhân viên nên đã làm cho nhân viên bất xúc, cái quan trọng hơn là công ty đã xem thường người lao
động và luật pháp.Xin luật sư cho tôi hỏi các vấn đề sau:

1. Công ty làm việc 1 ngày 8 tiếng nghĩ giữa ca là 9 tiếng
nhưng theo tôi được biết nếu làm việc 6h hay 8h thì sẽ được nghỉ 30 phút tính vào thời gian làm
việc theo luật lao động đúng hay sai?

2. Doanh nghiệp trừ lương 50.000 đồng cho 1 lần đi trễ, là
đúng hay sai?

3. Doanh nghiệp tuyên bố chỉ trả lương đúng bảng lương ban
đầu khi tôi ra về nhưng chỉ có nhân viên công ty nghe chứ tôi không nghe, rồi cử một người ra nói
tôi nhận lương hay không chứ cũng không nói là tính lương đúng theo thỏa thuận ban đầu và pháp luật
hay không? Tôi trả lời là không nhận nếu không tính đúng theo thỏa thuận và tôi sẽ nhờ cơ quan chức
năng can thiệp. Hồi chiều này khi tôi rời khỏi công ty, có nghe nhân viên nói là công ty đang hoàn
chỉnh lại hồ sơ để phòng khi có cơ quan lao đông xuống kiểm tra, Toàn thể nhân viên đã đồng ý sẽ
không ký bất cứ hợp đồng thử việc nào khi đã làm được 1 tháng để đối phó, cũng như sẵn sàng đứng ra
để chứng minh tôi đã làm việc cũng như xin nghĩ đúng thời gian quy định.Trường hợp này tôi phải làm
sao để bảo vệ người lao động và bảo vệ cho quyền lợi cho tôi, để công ty chấn chỉnh cũng như tạo
điều kiện cho người lao động tốt hơn và đúng quy định. Tôi là Đảng viên. Chân thành cám
ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT VIỆT. Với thắc mắc của bạn, Công ty
LUẬT VIỆT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Công ty làm việc 1 ngày 8 tiếng nghĩ giữa ca là 9 tiếng
nhưng theo tôi được biết nếu làm việc 6h hay 8h thì sẽ được nghỉ 30 phút tính vào thời gian làm
việc theo luật lao động đúng hay sai? Theo quy định của Bộ luật lao động 2012
thì:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình
thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong
01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo
giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ
trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện
tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối
với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Điều 108. Nghỉ trong giờ làm
việc

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ
theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ
làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được
nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy
lao động.

Theo quy định này thì người sử dụng lao động có quyền quy
định thời giờ làm việc trong tuần, nhưng không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01
tuần và được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Doanh nghiệp trừ lương 50.000 đồng cho 1 lần đi trễ, là
đúng hay sai?

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật lao động không đưa ra các
vấn đề về phạt người lao động, tuy nhiên, nếu có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người
lao động về vấn đề phạt thì cần phải ghi rõ trong nội quy lao động và niêm yết tại bảng thông báo
của công ty để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

3. Vấn đề tiền lương

– Về vấn đề hợp đồng lao động thì theo quy định tại Nghị định
95/2013/NĐ-CP thì:

Điều 31. Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết
và thanh lý hợp đồng

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

a) Không ký hợp đồng với người lao động theo quy
định;

b) Không ghi rõ các quyền và nghĩa vụ về tài
chính 
trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định;

c) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo quy định;

d) Nội dung hợp đồng đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập không phù hợp với Hợp đồng cung ứng lao
động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký;

đ) Nội dung hợp đồng giữa doanh nghiệp trúng thầu, nhận
thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài ký với người lao động, Hợp đồng lao động không phù hợp với báo
cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.

Với hành vi không giao kết hợp đồng lao động, không làm theo
đúng thỏa thuận cũng như đảm bảo nghĩa vụ tài chính trong trường hợp của bạn cũng như toàn thể lao
động trong công ty của bạn thì doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000
đồng.

– Trả lương không đúng theo quy định của luật hoặc trình độ
nghề nghiệp, theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số
  ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 4 và 8 Điều
9 như sau:

4. Phạt tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động có
một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động
c
ó  cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của
bên thuê lại lao động; trả lương và các chế độ khác cho ng
ười lao động thuê lại
thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà
không có sự đồng ý của người lao động theo một 
trong các mức sau
đây:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi
phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi
phạm từ 11 người đến 50 
người lao động;

c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi
phạm từ 51 người đến 
100 người lao động;

d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
v
ới vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ
301 người lao động trở lên.”

Theo đó, công ty của bạn có khá nhiều lao động bị ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích trực tiếp. Bạn cùng những người lao động nên kiến nghị lên phía công đoàn công
ty, gửi đơn lên phía phòng lao động thương binh xã hội quản lý để yêu cầu xem xét. Đồng thời, nếu
không được giải quyết triệt để thì bạn có thể gửi ra tòa án để được thụ lý giải
quyết.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây