Quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động làm việc theo sản lượng

0
1304
Quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
đối với lao động làm việc theo sản lượng. Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi đang làm việc trả lương cho cán bộ công
nhân viên theo sản phẩm, nhưng thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên không đồng đều do sản
phẩm sản xuất làm theo nhu cầu của khách hàng (có tháng phải nghỉ sản xuất). mức lương thu nhập
hàng tháng chênh lệch cao từ (2.900.000 – 8.000.000)đồng/tháng. vậy xin hỏi công ty tôi đóng bảo
hiểm cho cán bộ công nhân viên theo lương cơ bản (lương tối thiểu vùng) có đúng không? nếu đóng
theo thu nhập với mức lương hàng tháng chênh lệch như vậy thì đóng như thế nào? xin nhờ quí luật sư
tư vấn giúp. chân thành cảm ơn!?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

* Cơ sở pháp
luật:

–  Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật
bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở Doanh nghiêp, Liên hiệp hợp tác xa, Hợp tác xã, tổ hợp
tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao
động theo hợp đồng lao động.

* Nội dung:

Thứ nhất, trong tình huống bạn đưa
ra, công ty thực hiện việc đóng bảo hiểm cho các cán bộ, công nhân viên nên có thể hiểu thắc mắc
của bạn liên quan đến việc người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về
nguyên tắc bảo hiểm xã hội quy định rõ: “Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở
tiền lương tháng của người lao động.”

Bạn cũng như các cán bộ, công nhân viên khác trong
công ty được hưởng lương theo số sản phầm làm ra nên không thuộc nhóm người lao động theo chế độ
tiền luơng do người sử dụng lao động quy định. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với nhóm đối
tượng như bạn được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội bắt và quy định này được hướng dấn ở điều Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP Quy định
chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như
sau:

“Điều 17. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với
người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại
Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31
tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy
định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy
định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với
người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này
là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với
người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị
định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.”

Như vậy, mức lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm với
nhóm đối tượng có chế dộ lương do người sử dụng lao động quyết định từ 01 tháng 01 năm 2016 là mức
lương được thỏa thuận trong hợp đồng và các loại phụ cấp (nếu có)  và phải phù hợp với các quy
định của pháp luật về lao động. Cụ thể, mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
quy định tại Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2016. Vậy
nên, mức lương tối thiếu vùng chỉ là căn cứ để xac định lức lương thấp nhất nhằm căn cứ để đóng bảo
hiểm và  việc công ty bạn thực hiện việc đóng bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên theo mức
lương tối thiểu là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, vi phạm trực tiếp đến quyền lợi của
cán bộ, nhân viên.

Thứ hai, về việc đóng bảo hiểm xã
hội với mức lương có sự chênh lệch giữa các tháng thì tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 86 Luật bảo hiểm
xã hội 2014 về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động, quy định như
sau:

1. Người sử dụng lao động hằng tháng
đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tại các điểm a, b, c, d, đ và h
khoản 1Điều 2 của Luật này như sau:

a. 3% vào quỹ ốm đau và thai
sản;

b, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;

c, 14% vào quỹ hưu trí và tử
tuất.

5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại
khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một
lần.”

Theo quy định trên, công ty bạn hằng tháng đóng trên
quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của nhân viên theo Khoản 1 Điều 86 quy định trên và có thể thực
hiện đóng bảo hiểm hẳng tháng, 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần. Đối với phương thức thực
hiện hàng tháng thì mức đóng dựa trên mức lương tháng làm cơ sở đóng bảo hiểm của người lao động;
còn với phương thức  đóng 03 hay 06 tháng một lần thì mức lương tháng làm cơ sở đóng bảo hiểm
là mức lương tháng trung bình của người lao động trong chu kì 03 tháng hay 06 tháng.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây