Quy định về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

0
1247
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô
hiệu. Cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô
hiệu?


Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao
động.

Hợp đồng lao động có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần. Vậy ai là người
có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?

Theo quy định tai Điều 51  Bộ luật lao động 2012 về thẩm quyền
tyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thì:

“Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô
hiệu

1. Thanh tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao
động vô hiệu.

2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố
hợp đồng lao động vô hiệu.”

Theo đó, có hai cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là
thanh tra lao động và tòa án .

Thứ nhất, tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu khi hai bên kí kết
hợp đồng lao động xảy ra xích mích dẫn đến kiện tụng. Tòa án tiếp nhận vụ án và phát hiện ra nội
dung hợp đồng vi phạm các điều khoản quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động 2012. Khi đó tòa sẽ
tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Thứ hai, thanh tra lao động sẽ tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu theo trình
tự, thủ tục quy định tại Điều 8, Điều 9  Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định về thẩm
quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động; trình tự, thủ tục tuyên bố hợp
đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động như sau:

“1. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao
động

Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền tuyên
bố hợp đồng lao động vô hiệu.

2. Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra
lao động

2.1. Trong quá trình thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao
động, nếu phát hiện nội dung hợp đồng lao động vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Điều 50 của Bộ luật lao động, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người
được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lập biên bản về trường hợp vi phạm và đề nghị người sử
dụng lao động, người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi
phạm.

2.2. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động và người
lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm.

2.3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn phải sửa đổi,
bổ sung hợp đồng lao động vi phạm mà hai bên chưa sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc
thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành gửi biên bản
kèm theo bản sao hợp đồng lao động vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

2.4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về
trường hợp vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành quyết
định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

2.5. Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người sử
dụng lao động và từng người lao động có liên quan trong hợp đồng lao động vô hiệu, tổ chức đại diện
tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở
chính.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây