Hợp đồng lao động vô hiệu: Điều kiện, thẩm quyền, hậu quả pháp lý

0
2140

 

Hợp đồng lao động vô hiệu: Điều kiện, thẩm quyền, hậu quả pháp lý. Quyền và lợi ích của người lao động khi hợp đồng lao động vô hiệu.
Chế định hợp đồng lao động là hình

thái pháp lý của quan hệ trao đổi sức lao động có tính pháp lý, luôn có một vị trí quan trọng trong
Bộ luật lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ lao động. Đồng thời, hợp đồng lao động là
căn cứ để người sử dụng lao động có thể tuyển chọn người lao động phù hợp với yêu cầu. Nội
dụng hợp đồng lao động  thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo quyền lợi của
cả hai bên khi thỏa thuận và thực hiện hợp đồng.Tuy nhiên trên thực tế hợp đồng lao động vẫn có
những trường hợp bị tuyên bố vô hiệu vi phạm quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ của những bên trực tiếp tham gia quan hệ lao động.

Vấn đề thứ nhất, các trường
hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.

Theo quy định của Bộ luật lao động
2012 điều kiện đảm bảo cho một hợp đồng lao động hợp pháp sẽ bao gồm: nội dung của hợp đồng lao
động lao động phù hợp với quy định của pháp luật; chủ thể tham gia hợp đồng đáp ứng yêu cầu về năng
lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật; hình thức hợp đồng phải phù hợp với
quy định của pháp luật; các điều kiện khác do pháp luật quy định hoặc do các bên xác định phù hợp,
không trái với quy định của pháp luật. Quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động 2012 quy định về các
trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu như sau:

1. Hợp đồng lao động vô hiệu
khi toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật.

Nội dung của hợp đồng lao động
thường bao gồm thông tin của người sử dụng lao động, thông tin người lao động; công việc và địa
điểm làm việc; thời hạn của hợp đồng lao động; về mức lương như thế nào? và hình thức trả lương ra
sao; về thời gian làm việc 8 tiếng mỗi ngày và thời giờ nghỉ ngơi; về quyền và nghĩa vụ của hai bên
do hai bên thỏa thuận. Nội dung của hợp đồng lao động là nội dung được xây dựng chủ yếu dựa trên sự
thỏa thuận, và ý chí tự nguyện của hai bên tuy nhiên pháp luật vẫn phải có sự điều chỉnh liên quan
đến nội dung này. Theo đó đối với hợp đồng lao động có nội dung trái với những quy định của pháp
luật sẽ không được công nhận, vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động,
của người lao động hoặc các chủ thể khác. Tuy nhiên, vì hợp đồng lao động là cơ sở để các bên dựa
vào đó làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình nên nếu trong trường hợp nội dung hợp đồng lao động
chỉ có một phần trái với quy định của pháp luật thì hợp đồng đó vẫn sẽ không bị tuyên bố vô hiệu.
Như vậy,theo quy định của pháp luât, hợp đồng lao động  sẽ bị vô hiệu về  nếu mặt
nội dung trái với quy định.

2. Hợp đồng lao động bị vô
hiệu khi người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền.

Người chủ sử dụng lao động theo quy
đinh của Bộ luật lao động bao gồm: người đại diện theo pháp luật của các tổ chức kinh tế các doanh
nghiệp, chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có sử dụng lao động; cá nhân trực tiếp sử dụng lao
động hoặc người đứng đầu  hoặc người được ủy quyền ở cơ quan, đơn vị, tổ chức. Như vậy,
khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì cần được ký kết hợp đồng đúng thẩm
quyền. Trong trường hợp có người khác không đủ chức năng nhiệm vụ ký hợp đồng lao động với người
lao động thì sẽ không được pháp luật công nhận.

3. Hợp đồng lao động vô hiệu
khi công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật
cấm.

Xuất phát từ tâm lý và nhu cầu tìm
kiếm việc, tạo ra thu nhập của người lao động đặc biệt là những nguồn lao động có trình độ dân trí
chưa cao rất dễ bị người sử dụng lao động lợi dụng để yêu cầu những người lao động này thực hiện
những công việc mà pháp luật không cho phép. Ví dụ: Anh A ký hợp đồng lao động với chị B về việc
trồng cây thuốc phiện có trả lương hàng tháng. Vì việc trồng cây thuốc phiện thuộc vào trường hợp
cấm của pháp luật nên hợp đồng này sẽ bị tuyên bố vô hiệu

4. Hợp đồng lao động vô hiệu
khi nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động
công đoàn của người lao động.

Công đoàn là tổ chức đại diện cho
người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động khi bị xâm phạm. Do đó
pháp luật lao động sẽ không công nhận các hợp động lao động khi nội dung hạn chế hoặc ngăn cản
quyền thành lập, gia nhập và hoạt động. Việc đưa nội dung này vào các trường hợp hợp đồng vô hiệu
có tính phòng tránh việc người sử dụng lao động lợi dụng lợi thế của mình để ngăn cản, cấm đoán
người lao động thực hiện quyền hợp pháp của họ.

Ngoài các trường hợp mà hợp đồng lao
động vô hiệu toàn phần được phân tích trên thì trong hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu từng phần
trong nội dung hợp đồng. Do đó chỉ nội dung bị vô hiệu bị mất hiệu lực thực hiện còn những nội
dung khác vẫn có giá trị hiệu lực thực hiện bình thường.

Vấn đề thứ hai: Về Thẩm
quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Để xem xét một hợp đồng lao động có
vô hiệu hay không cần có những cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xác định do đó việc quy
định về thẩm quyền và trình tự thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là một vấn đề rất quan
trọng. Căn cứ theo quy định của Điều 51 Bộ luật lao động 2012 về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao
động vô hiệu thì cơ quan có thẩm quyền  tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là Thanh tra
lao động, Tòa án nhân nhân. Trong đó đối với Thanh tra lao động thì Chánh thanh tra Sở lao động –
Thương binh và Xã hội có quyền  tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định của Bộ luật
lao động.

Đồng thời có quyền xử lý vi phạm
pháp luật lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động và có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao
động. Tuy nhiên Thanh tra lao động là cơ quan hành chính chứ không phải cơ quan xét xử nên trình độ
chuyên sâu về giải quyết các hợp đồng lao động vô hiệu đôi khi còn hạn chế. Để san sẻ về việc giải
quyết các hợp đồng vô hiệu thì Tòa án nhân dân cũng có quyền này trong quá trình giải quyết các vụ
việc về lao động gắn liền với hoạt động xét xử của Tòa án.

Trong quá trình thanh tra và giải
quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra nội dung hợp đồng lao động
vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định của luật thì phải lập biên bản về trường hợp vi
phạm. Theo đó khi nhận được thông báo phạm người sử dụng lao động, người lao động phải sửa đổi phải
bổ sung hợp đồng lao động Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản về trường
hợp vi. Nếu các bên vẫn chưa sửa đổi, sổ sung thì Trưởng thanh tra hoặc thanh viên lao động độc lập
hoặc người giao nhiệm vụ thanh vụ thanh tra chuyên ngành gửi biên bản kèm theo bản sao hợp đồng lao
động vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở
chính. Kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động- Thương
binh và Xã hội xem xét, ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu trong thời hạn 03
ngày làm việc.

Vấn đề thứ ba: Về xử lý hợp
đồng lao động vô hiệu

Cách thức xử lý một hợp đồng vô hiệu
nói chung và hợp đồng lao động vô hiệu nói riêng cần phải căn cứ vào nguyên nhân của sự vô hiệu là
gì? Đối với hợp đồng lao động vô hiệu vì bản chất gắn liền với đặc trưng của mối quan hệ lao động
nên để bảo vệ quyền lợi của người lao động và sự ổn định của mối quan hệ lao động cần phải xem xét
hợp đồng được thực hiện trên thực tế như thế nào từ đó đưa ra một giải pháp hợp lý.

Đối với hợp đồng lao động bị vô hiệu
toàn bộ về nguyên tắc hợp đồng này sẽ không có giá trị pháp lý, không phát sinh hiệu lực kể từ thời
điểm nó được ký kết. Vì vậy, khi giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu toàn bộ sẽ hoàn
trả về trạng thái ban đầu khi nó chưa được ký kết. Tuy nhiên với tinh thần bảo vệ quyền lợi của
người lao động, khuyến khích những thỏa thuận có lợi cho người lao động nên Nhà nước quy định cách
giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ theo hướng khắc phục vi phạm, tiếp
tục quy trì quan hệ lao động để bảo vệ việc làm, tiền lương cho người lao động. Theo đó theo quy
định tại Điều 52 Bộ luật lao động 2012.

– Trường hợp hợp đồng lao động vô
hiệu toàn bộ do ký sai thẩm quyền thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng
trụ sở có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký kết lại hợp đồng đã bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ trong
thời hạn 15 ngày.

– Trường hợp hợp đồng lao động có
toàn bộ nội dung trái pháp luật thì hậu quả pháp lý là sẽ bị hủy bỏ. Cơ quan có thẩm quyền có quyết
định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ vì hợp đồng có nội dung trái pháp luật không có khả
năng thể khắc phục được. Theo đó, các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau thay thế bằng nội dung phù
hợp với pháp luật. Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao
động mới theo quy đinh của pháp luật lao động trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết
định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

– Trường hợp hợp đồng lao động vô
hiệu do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động bị pháp luật cấm thì người sử dụng
lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp
luật về lao động. Tuy nhiên khi các bên không giao kết được hợp đồng lao động mới, người sử dụng
lao động phải có trách nhiệm chi trả một khoản tiền cho người lao động theo thỏa thuận nhưng phải
đáp ứng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng tiền lương tối thiểu vùng.

– Trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn
bộ do nội dung của hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật thì trong 3 ngày làm việc
người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng mới.

Đối với trường hợp hợp đồng vô hiệu
từng phần khi có một hoặc một số nội dung trái pháp luật hoặc không đảm đảo quyền lợi của người lao
động theo quy định của pháp luật thì để tiếp tục quy trì quan hệ lao động đã xác lập và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho các bên thì chủ sử dụng lao động cần phải sửa đổi hợp đồng lao động bằng
cách ký kết hợp đồng mới hoặc lập phụ lục hợp đồng để bổ sung trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi
nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Trong trường hợp đã có quyết định
tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ nhưng một trong hai bên không
đồng ý với quyết định đó thì có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây