Quy định của pháp luật về phương án sử dụng lao động

0
1289
Phương án sử dụng lao động. Chủ thể có nghĩa
vụ xây dựng phương án sử dụng lao động. Nội dung của phương án sử dụng lao
động.


Nhằm giải quyết vấn đề lao động liên quan đến các trường hợp người sử dụng
lao động cho nhiều người thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế và trong trường
hợp có sự sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu hoặc quyền
quản lý tài sản của doanh nghiệp thì pháp luật đã quy định về phương án sử dụng lao động tại điều
46 Bộ luật lao động:

Điều 46. Phương án sử dụng lao động

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao
động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không
trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương
án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ
chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Với các quy định về phương án sử dụng lao động thì có các điểm cần lưu ý
sau:

1. Chủ thể có nghĩa vụ xây dựng phương án sử dụng lao
động

-Người sử dụng lao động trong trường hợp cho nhiều người lao động thôi việc
do thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất hoặc vì lý do kinh tế.

-Người sử dụng lao động kế tiếp trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thể sử dụng hết số lao động hiện có.

-Người sử dụng lao động hiện tại trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Quy định của pháp luật về phương án sử dụng lao động

1900.6198

2. Thời điểm xây dựng phương án sử dụng lao động

Thời điểm xây dựng phương án sử dụng lao động được pháp luật quy định khác
nhau tùy vào từng trường hượp cụ thể:

-Đối với trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà
người sử dụng lao động thấy khả năng phải cho nhiều người lao động thôi việc thì phải xây dựng
phương án sử dụng lao động.

-Đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã
thì sau khi thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, chia , tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người sử
dụng lao động kế tiếp không thể sử dụng hết số lao động hiện có thì phải xây dựng phương án sử dụng
lao động.

-Đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh
nghiệp thì trước khi thực hiện chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
người lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động

3. Nội dung của phương án sử dụng lao động

Nội dung của phương án sử dụng lao động đã được quy định cụ thể tại khoản 1
Điều 46 nêu trên theo đó thì sẽ bao gồm các nội dung sau đây: Danh sách và số lượng người lao động
tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;Danh sách và số lượng
người lao động nghỉ hưu;Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn
thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực
hiện phương án.

4. Thủ tục xây dựng phương án sử dụng lao động

“Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức
đại diện tập thể lao động tại cơ sở”
Theo quy định này thì trường hợp đơn vị sử dụng lao động
đã có tổ chức công đoàn cơ sở thì tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp
đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở thì phải tham khảo ý kiến của tổ
chức công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây