Quy định công việc nội trợ được coi như lao động có thu nhập

0
2231

Công việc nội trợ là công việc chung các thành viên trong gia đình, mang tính cộng đồng cao, tích hợp các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Công việc nội trợ là gì?

Trên thực tế, ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ,…nội trợ là một nghề được tôn trọng, vinh danh vì những đóng góp cho sự phát triển của đất nước và nhận lương hằng tháng như những người đi làm bình thường. Giống như nhiều ngành nghề khác, nghề nội trợ cũng có những trách nhiệm, những ưu tiên trong công việc mà theo như Merriam Webster (nhà xã hội học người Mỹ) là những trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.

Cần biết rằng nhiều người, kể cả ngay chính những người phụ nữ nghĩ rằng nội trợ là một việc làm phụ, dễ làm, chủ yếu dành cho phụ nữ hoặc những người không thể tìm được một công việc nào đó trong xã hội. Hay nói cách khác, họ coi việc làm nội trợ không phải là một nghề nghiệp chuyên biệt và đặc biệt là những người thành đạt thì không ai làm nội trợ cả. Nhưng nếu nhìn công việc nội trợ một cách khoa học tổng quát, chúng ta có thể nhận ra nội trợ thực chất là một nghề nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao. Nghề nội trợ đòi hỏi người làm nghề phải có kiến thức về quản lý kinh tế – chi tiêu hợp lý; có kiến thức về quản trị để sắp xếp 1.001 việc không tên mỗi ngày một cách hợp lý để giải quyết với khoảng thời gian ngắn nhất; đòi hỏi kiến thức về tâm lý để có thể xử lý những tình huống xảy ra giữa các thành viên trong gia đình; đòi hỏi kiến thức về giáo dục để dạy dỗ con cái…

Quy định công việc nội trợ được coi như lao động có thu nhập

Một trong những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định tại khoản 2 Điều 16 như sau: “Việc giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Công việc nội trợ là công việc chung các thành viên trong gia đình, mang tính cộng đồng cao, tích hợp các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội, công việc có thu nhập.

Người thực hiện nhiều công việc nội trợ, công việc gia đình là người gần gũi, thường xuyên nuôi dạy con từ chuyện tập ăn, tập nói, tập đi… Đến khi đứa trẻ đủ tuổi để đi thì những người thân trong gia đình có thể đưa đến trường, đón về nhà. Tuy nhiên do thời gian công việc, vai trò chính trong việc đưa đón, giáo dục con vẫn là người thường xuyên thực hiện công việc nội trợ (thường là người vợ trong gia đình). Người nội trợ chịu trách nhiệm về sức khỏe và dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình, họ có nhiều việc như: quản lý, cân nhắc về thu chi, nấu ăn, lập thực đơn ngày, tuần, tiếp khách, giặt quần áo, dọn vệ sinh nhà cửa,…

Từ phân tích trên có thể thấy công việc nội trợ biểu hiện rất rộng như: duy trì, phát triển kinh tế gia đình, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ,… góp phần cho sự phát triển của xã hội không hề kém cạnh so với việc tạo ra hàng hoá hay dịch vụ. Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”. Công việc nội trợ tạo ra nhiều sản phẩm vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình bảo đảm duy trì cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

Có thể khẳng định, từ thực tiễn xã hội với những quy định về công việc nội trợ, lao động trong gia đình của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu khách quan của đời sống hôn nhân và gia đình trong tình hình mới; bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Quy định mới này bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng khi ly hôn, bảo vệ quyền lợi của những người phải từ bỏ công việc xã hội của mình thực hiện công việc nội trợ, dù họ không tạo ra thu nhập trực tiếp nhưng công việc này đóng góp một phần không nhỏ trọng việc làm ra kinh tế gia đình. Điểm mới đáng lưu ý trong luật sửa đổi lần này là những quy định về giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Luật mới chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích của người làm công việc nội trợ (đa phần là nữ giới) nên quyền lợi các bên được bảo đảm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây