Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

0
4919

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là đảm bảo các quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho người sử dụng lao động được thực hiện, không bị các chủ thể khác xâm hại.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ nếu gặp khó khăn hoặc đủ các điều kiện khác do pháp luật quy định; Được đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu bị người lao động hoặc các chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp; Được tham gia tổ chức của giới sử dụng lao động theo quy định của pháp luật; Được yêu cầu người lao động và các đối tác khác tôn trọng quyền và lợi ích của mình, nếu bị xâm hại có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ.

Như vậy, pháp luật lao động đã ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong nhiều chế định và bảo vệ cho họ ở mức độ cần thiết, về nội dung, quyền và lợi ích của người sử dụng lao động cũng được đảm bảo trên nhiều lĩnh vực nhưng nhất thiết phải trong khuôn khổ luật định. Khuôn khổ đó đảm bảo cho người sử dụng lao động đạt được mục đích chính đáng của mình ở mức tối đa nhưng không làm phương hại đến người lao động và các chủ thể khác, đến đời sổng xã hội và lợi ích chung.

Cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (NSDLĐ) là đảm bảo các quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho NSDLĐ được thực hiện, không bị các chủ thể khác xâm hại.

Cơ sở pháp lý: Xuất phát từ đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ người sử dụng lao động, quyền tự do kinh doanh, sở hữu vốn và tài sản hợp pháp của công dân. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đưa ra chủ trương: “các doanh nghiệp được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng…Nhà nước tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinh doanh”.

Cơ sở thực tế: Xuất phát từ tầm quan trọng của vai trò quản lý trong quan hệ lao động nói riêng, lực lượng lao động xã hội nói chung đối với sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động là một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì quan hệ lao động. Nếu không thu được các quyền và lợi ích cần thiết trong quá trình sử dụng lao động thì họ và các nhà đầu tư tiềm năng khác sẽ không thể tiếp tục đầu tư, giải quyết việc làm cho NLĐ và phát triển kinh tế đất nước.

Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động có phạm vi hẹp hơn nhiều so với nguyên tắc bảo vệ người lao động. Điều đó do các bên có vị thế khác nhau trong quan hệ lao động nên luật lao động bảo vệ họ ở những mức độ khác nhau. Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động có quyền quản lí nên không cần thiết phải bảo vệ họ ở tất cả các phương diện như đối với người lao động – người có nghĩa vụ phải tuân thủ. Tuy nhiên, pháp luật lao động phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bởi họ là một bên không thể thiểu để hình thành và duy trì quan hệ lao động. Trong lĩnh vực lao động, NSDLĐ cũng được đảm bảo đầy đủ các quyền đối với tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh, được tự chủ trong quản lý và phân phối sản phẩm. Họ cũng có quyền tự do liên kết và phát triển trong quá trình sử dụng lao động. Cụ thể, NSDLĐ được bảo vệ các quyền và lợi ích sau:

Được tuyển chọn, sử dụng, tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Được quản lý, điều hành lao động, ban hành nội quy và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỉ luật, chấm dứt hợp đồng đối với NLĐ

Được sở hữu tài sản hợp pháp trong và sau quá trình lao động, tự chủ trong phân phối, trả lương cho NLĐ theo quy định của pháp luật

Được phối hợp với tổ chức công đoàn trong quản lý lao động và kí kết thỏa ước lao động tập thể phù hợp với điều kiện của đơn vị

Được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ nếu gặp khó khăn hoặc đủ các điều kiện khác do pháp luật quy định

Đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu bị NLĐ hoặc các chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp

Được tham gia tổ chức của giới sử dụng lao động theo quy định của pháp luật

Được yêu cầu NLĐ và các đối tác khác tôn trọng quyền và lợi ích của mình, nếu bị xâm hại có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp bảo vệ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây