Công ty cử đi đào tạo có được yêu cầu lao động nộp bằng gốc không?

0
1283
Công ty cử đi đào tạo có được yêu cầu lao
động nộp bằng gốc không? Doanh nghiệp có được phép giữ bằng gốc của người lao
động.


Tóm tắt câu hỏi:

Em xin có câu hỏi nhờ tư vấn ạ. Em có tìm hiểu trong Bộ luật Lao động có quy
định giữ văn bằng gốc là không đúng, tuy nhiên quy định chưa chi tiết nên em chưa chắc
chắn.

Trường hợp của em, Công ty tuyển dụng và cử đi đào tạo nghề, có cam kết làm
việc 5 năm sau khi được đào tạo nghề, vậy công ty có quyền được giữ bằng nghề gốc trong suốt thời
gian cam kết làm việc là 5 năm không?

Sau thời gian cam kết dù có chấm dứt Hợp đồng hay làm tiếp thì công ty có
bắt buộc phải trả bằng nghề không ạ? Hay công ty không có quyền giữ bằng nghề gốc kể cả trong thời
gian đang làm việc theo cam kết 5 năm? Vậy công ty có thể giữ bằng gốc trong trường hợp nào? các
nội dung trên được quy định trong văn bản pháp lý nào ạ? Em chân thành cảm ơn,?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Nội dung tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp giữa bạn và người sử dụng lao động đã tham gia
vào quan hệ lao động bằng việc tổ chức học tập, học nghề cho người lao động, theo đó giữa hai bên
sẽ ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 như
sau:

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động,
người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao
động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ
kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao
động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01
bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao
động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí
trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí
khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học
trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào
tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước
ngoài.


>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng
đài:
 1900.6198

Pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 về hành vi
người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng như sau:

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi
giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao
động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền
hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Vậy khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động
không được “Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”.
Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy
định:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử
dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao
động;”

Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn bị buộc trả lại bản
chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động theo Điểm a Khoản 3 Điều 5
Nghị định 95/2013NĐ-CP:

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ
của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều
này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với
khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền
gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi
phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Trong trường hợp công ty quy định trong hợp đồng, theo nội quy công ty về
vấn đề giữ văn bằng, giấy tờ gốc của người lao động về mặt pháp luật lao động là không được phép,
vì những nội quy lao động, hợp đồng lao động không được phép trái với những quy định của Bộ luật
Lao động 2012, những quy định trái với luật định bị cho là vô hiệu. Nếu bạn cung cấp văn bản chứng
chỉ và giấy tờ gốc cho người sử dụng khi rủi ro xảy ra bạn không thể được pháp luật bảo vệ một cách
triệt để. Do vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn không nên đồng ý cung cấp giấy tờ gốc cho công
ty. Trong trường hợp đã cung cấp, bạn có thể làm đơn tố cáo sai phạm của công ty này tới các cơ
quan quản lý nhà nước về lao động như: Phòng Lao động Thương binh xã hội; Thanh tra nhà nước, Thanh
tra chuyên ngành lao động yêu cầu xử lý nghiêm và buộc công ty này phải trả hồ sơ gốc cho
bạn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây