Nguyên tắc bảo vệ người lao động

người lao động, bảo vệ, việc làm, quyền nhân thân

0
2034

Nguyên tắc bảo vệ người lao động nó không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động mà phải bảo vệ họ trên mọi phương diện. Làm việc, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, cuộc sống, thậm chí nhu cầu, nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên tắc bảo vệ
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Cơ sở của nguyên tắc bảo vệ người lao động

Thứ nhất, việc xác định nguyên tắc này dựa trên những đường lối, chính sách của Đảng.

Đảng ta đã nhận thấy khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động sẽ là bên yếu thế, họ đối mặt với nhiều nguy cơ phát sinh từ quan hệ lao động, dẫn tới đời sống của họ và gia đình bị ảnh hưởng. Người lao động trong quan hệ lao động khó có thể thỏa thuận bình đẳng với người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của mình. Bởi lẽ ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam, với tỷ lệ gia tăng dân số nhanh mà công việc thì không đủ để đáp ứng, chất lượng đào tạo chưa cao thì số lượng người thất nghiệp sẽ tăng cao, dẫn đến nhu cầu tìm việc thì cao mà công việc thì ít. Sự chênh lệch cung cầu như vậy sẽ khiến cho người sử dụng lao động có thể dồn ép người lao động khi tham gia thỏa thuận làm việc.

Thứ hai, việc xác định nguyên tắc bảo vệ người lao động nhằm hạn chế những nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của họ.

Vì người lao động là người trực tiếp thực hiện các công việc được người sử dụng lao động giao, do đó họ có thể sẽ phải thực hiện công việc của mình trong điều kiện môi trường ô nhiễm, độc hại, không đảm bảo an toàn,… Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của họ, do đó cần có pháp luật lao động bảo vệ cho họ và hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động.

Thứ ba, người lao động luôn là bên yếu thế trong quan hệ lao động.

Người lao động luôn bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động, bị người sử dụng lao động quản lý, điều hành. Do đó, người sử dụng lao động có thể từ quyền của mình mà sinh ra lạm quyền, ép buộc người lao động thực hiện theo ý mình và người lao động khi đó lại có xu hướng chấp nhận, cam chịu. Do đó, đây là một trong những cơ sở để đặt ra nguyên tắc bảo vệ người lao động.

Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động

Đảm bảo quyền tự do chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử của người lao động

Theo Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012 quy định người lao động có quyền: làm việc, tự do lựa chọn làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử.

Mặt ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động, mặt khác quy định trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội tạo điều kiện để mọi người lao động có việc làm và được làm việc.

Trả lương theo lao động

Xuất phát từ quan điểm, nhận thức sức lao động là hàng hóa,tiền lương là giá cả sức lao động, các quy trình về tiền lương do nhà nước ban hành phải phù hợp giá trị sức lao động.

Trước đây, đối với khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương trả cho người lao động phụ thuộc và năng suất lao động và thu nhập quốc dân từ sản xuất. Tiền lương do nhà nước quy định và chi trả từ ngân sách khi sang cơ chế thị trường, tiền lương trả cho người lao động khu vực sản xuất, kinh doanh và pháp luật, quy định rõ tại Bộ luật lao động 2012

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, luật lao động cũng quy định các biện pháp bảo vệ người lao động và bảo hộ tiền lương người lao động.

Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động

Điều 134 và Điều 135 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm nhà nước Chính sách của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Từ các quy định trên cho thấy trắc nhiệm của nhà nước, các cấp, Các ngành và người sử dụng lao động đối với tính mạng và sức khỏe người lao động.

Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động

Nhà nước đã quy định cụ thể các chiến bộ, thời gian nghỉ và quyền lợi của người lao động khi nghỉ. Ngoài ra, pháp luật cũng khiến khích người sử dụng lao động rút ngắn thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động. Đồng thời quy định thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của một số đối tượng lao động đặc thù có tính chất ưu đãi và bảo vệ nhóm đối tượng này.

Quyền được nghỉ ngơi là quyền cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp văn bản Quy phạm pháp luật lao động khác . trắc nghiệm của nhà nước và người sử dụng lao động là phải tạo điều kiện để người lao động thực hiện được quyền nghỉ ngơi của mình .

Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động

pháp luật thừa nhận vai trò của công đoàn với tư cách người đại diện hợp pháp cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Công đoàn tham gia nhằm bảo bệ quyền lợi của người lao động.

Thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Quyền được hưởng Bảo hiểm xã hội là một trong những quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bộ luật lao động quy định các quyền và nghĩa vụ của người lao động, nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng góp Bảo hiểm xã hội và thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây