Người lao động nước ngoài: Điều kiện lao động, điều kiện tuyển dụng

0
1351
Người lao động nước ngoài: Điều kiện lao
động, điều kiện tuyển dụng. Các lưu ý khi sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định mới
nhất.


Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng phát triển và là nhu cầu tất yếu của xã hội. Khi hội nhập phát triển thì quá trình di cư
của người lao động cũng từ đó mà trở lên dễ dàng và tăng cao hơn, không chỉ giới hạn trong phạm vi
tỉnh, thành, khu vực của một quốc gia mà đã vượt qua phần lãnh thổ của nước sở tại. Cùng với đó,
các tổ chức, doanh nghiệp ở mỗi quốc gia cũng có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài có
trình độ, chuyên môn phù hợp với vị trí công việc và cơ cấu của tổ chức, doanh nghiệp hơn. Mặc dù,
việc tuyển dụng lao động nước ngoài luôn được các nhà nước khuyến khích tuy nhiên do liên quan đến
việc quản lý trật tự, an ninh, an toàn xã hội nên pháp luật vẫn tạo ra những hành lang pháp lý cơ
bản trong quá trình tuyển dụng người lao động nước ngoài và điều kiện để người lao động nước ngoài
được làm việc tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về điều kiện lao động, điều kiện tuyển dụng người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết sau đây:

Trong mối quan hệ lao động nói chung
sẽ có hai thành phần cơ bản là người lao động và người sử dụng lao động. Ở đây, xét về mối quan hệ
lao động có yếu tố nước ngoài thì có thể có hai trường hợp xảy ra: Một là, người lao động nước
ngoài và người sử dụng lao động trong nước. Hai là, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao
động là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.Trong đó, người lao động nước ngoài muốn làm việc
phải đáp ứng các điều kiện để được tuyển dụng vào làm việc, còn người sử dụng lao động cũng phải
đảm bảo điều kiện tuyển dụng người lao động.

Thứ nhất, điều kiện
tuyển dụng người lao động nước ngoài

Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật lao
động năm 2012 , và Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện tuyển dụng lao động nước
ngoài như sau:

– Đối với người sử dụng lao động
trong nước: Chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài cho những vị trí làm việc như quản lý, giám đốc
điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà hiện nay lao động Việt Nam chưa đáp ứng đươcj theo nhu
cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy, ngoài những vị trí công việc nêu trên, người sử dụng lao động
trong nước không được phép tuyển dụng lao động nước ngoài mà phải tuyển dụng lao động trong nước.
Quy định này là hoàn toàn phù hợp với chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, tránh tình trạng
dư thừa lao động trong nước, cũng như góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tệ nạn xã
hội.

– Đối với người sử dụng lao động
nước ngoài: Trước khi tiến hành tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ít nhất là
30 ngày thì phải làm báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo
Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Theo đó, đối với người sử dụng lao
động nước ngoài, pháp luật không hạn chế vị trí công việc tuyển dụng như người sử dụng lao động
trong nước. Tuy nhiên, quy định pháp luật có sự ràng buộc khi yêu cầu người sử dụng lao động phải
giải trình nhu cầu sử dụng lao động (trừ nhà thầu). Trong văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao
động, người sử dụng lao động phải xác định rõ nhu cầu sử dụng lao động đối với từng công việc mà
hiện nay vị trí công việc đó người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Đồng thời, báo cáo giải
trình này với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Nếu trong quá
trình sử dụng lao đông mà người sử dụng lao động muốn thay đổi người lao động thì cũng phải báo cáo
với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Lưu
ý:

Trong một số trường hợp, người sử
dụng lao động không phải làm văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động bao gồm:

+ Người lao động nước ngoài thực
hiện chào bán dịch vụ tại Việt Nam có thời hạn dưới 03 tháng

+ Người nước ngoài vào Việt Nam
trong thời gian dưới 03 tháng với mục đích xử lý sự cố kỹ thuật, công nghệ làm ảnh hưởng hoặc có
khả năng ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mà các chuyên gia Việt Nam, chuyên gia
nước ngoài tại Việt Nam chưa xử lý được.

+ Đối tượng là học sinh, sinh viên
học tập, làm việc tại Việt Nam phải báo trước cho cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh trong thời
hạn 07 ngày.

+ Học sinh, sinh viên học tập tại
nước ngoài nhưng thực tập tại các đơn vị tại Việt Nam

+ Người lao động nước ngoài tại Việt
Nam có thời gian làm việc dưới 30 ngày ( cộng dồn một 01 năm không quá 90 ngày) tại vị trí công
việc như chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật.

* Thời gian báo cáo sử dụng lao động
nước ngoài

– Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, việc chấp
thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của người sử dụng lao động, quản lý người lao động nước
ngoài trong phạm vi tỉnh quản lý theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

+ Đối với Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội: Theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện báo cáo về người lao
động nước ngoài trên địa bàn quản lý định kỳ hằng quý, 06 tháng và hằng năm.

Thứ hai, điều kiện để
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Tương tự như người lao động trong
nước, người lao động nước ngoài muốn làm việc tại nước ngoài cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện
chung theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 bao gồm:

+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự

+ Trình độ chuyên môn, tay nghề, sức
khỏe phù hợp với vị trí công việc

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự và không là người phạm tội.

+ Ngoài ra, do có sự di chuyển về
lãnh thổ làm việc nên người lao động nước ngoài còn phải được cấp giấy phép lao động bởi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp.

Trong những điều kiện nêu trên thì
giấy phép lao động có tính chất tiên quyết giống như một giấy thông hành, chứng minh người lao động
nước ngoài được phép làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp. Do đó, pháp luật cũng quy định khá
chặt chẽ trong việc xin cấp giấy phép lao động.

Căn cứ theo Nghị định số
11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài muốn
xin cấp phép lao động tai Việt Nam trước hết phải đảm bảo đầy đủ những điều kiện như phân tích ở
trên. Thêm vào đó, tùy thuộc vào doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài làm việc sẽ có yêu cầu
vị trí tuyển dụng riêng.

– Trường hợp 1: Người lao động nước
ngoài làm việc cho doanh nghiệp trong nước nếu được tuyển dụng với vị trí công việc là nhà quản lý,
giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Kèm theo đó, với mỗi vị trí công việc người
lao động nước ngoài phải đáp ứng được những điều kiện riêng như sau:

+ Với vị trí chuyên gia:

  • Có giấy tờ chứng minh là chuyên gia
    do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cấp với đầy đủ nội dung thông tin cá nhân, thông tin
    đơn vị xác nhận.
  • Giấy tờ chứng minh bằng cấp, chuyên
    môn: Bằng đại học trở lên hoặc tương đương đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong
    chuyên ngành đã được đào tạo.

+ Với vị trí lao động kỹ
thuật:

  • Được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
    tại nước ngoài xác nhận người lao động đã được đào tạo chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật hoặc
    chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí được tuyển dụng.
  • Có ít nhất 03 năm làm việc trong
    chuyên ngành được đào tạo.

+ Với vị trí nhà quản lý, giám đốc
điều hành: Nghị định 11/2016/NĐ-CP không quy định rõ điều kiện hay văn bản xác nhận với vị trí quản
lý, giám đốc điều hành. Tuy nhiên, cần hiểu rằng người lao động nước ngoài nếu muốn được tuyển dụng
làm việc tại Việt Nam với vị trí quản lý, giám đốc điều hành thì trước khi sang Việt Nam, người lao
động nước ngoài đã từng giữ chức vụ quản lý, giám đốc điều hành hoặc tương đương tại nước ngoài và
được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài xác nhận về vị trí công việc đó.

– Trường hợp 2: Người lao động nước
ngoài làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Nếu lựa chọn làm việc cho doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì người lao động không bị giới hạn về vị trí làm
việc. Nhưng lúc này, trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn do phải làm báo cáo nhu cầu sử dụng
lao động nước ngoài gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi có quyết định tuyển
dụng.

Tóm lại, người lao động nước ngoài
làm việc lại Việt Nam là một nhu cầu tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa về quan hệ lao động. Tuy
nhiên, bất kỳ quốc gia nào cũng có những yêu cầu, điều kiện riêng đối với người lao động nước ngoài
nhằm phục vụ cho công tác quản lý lao động, chính trị, ngoại giao, Việt Nam cũng không ngoại trừ
trường hợp đó. Do đó, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng lao động nước ngoài và cá nhân người lao động nước ngoài thì cả người lao động và người sử
dụng lao động cần chủ động tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan để điều kiện tuyển dụng, điều kiện
lao động, tránh những rủi ro cho cả hai bên.

Dịch vụ của V-Law

Tư vấn điều kiện tuyển dụng người
lao động nước ngoài. Gọi 19006198

Tư vấn điều kiện lao động của người
lao động nước ngoài

Tư vấn điều kiện cấp giấy phép lao
động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây