Người lao động làm nghề giúp việc

0
1238
Người lao động làm nghề giúp việc có nên
được đào tạo bài bản và được cung cấp đầy đủ các kỹ năng cần thiết.


Thực tế, địa vị của người lao động làm nghề giúp việc rất thấp. Do không có trình độ chuyên môn,
tay nghề thấp, những người làm nghề giúp việc thường có trình độ học vấn không cao, thêm nữa
là quan niệm phong kiến của một số người cho rằng giúp việc như những người nô tì thời
trước bảo sao nghe vậy, không được cãi chủ cũng dẫn đến việc họ bị người thuê mình đối xử
không được tôn trọng.

Họ không được bảo đảm quyền lợi như nhiều người lao động làm
nghề khác. Người giúp việc không được người thuê mình đóng bảo hiểm. Tính rủi ro cao nhất là
khi chăm sóc người bệnh, trong một thời gian dài tiếp súc với môi trường nhiễm bệnh, họ
không được quan tâm đến sức khỏe chỉ được cấp khẩu trang, đôi găng tay thậm chí còn không có
khẩu trang và găng tay.

Theo Điều
19, Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng
lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm
.”

Theo khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội năm
2014  cũng quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc “Người làm việc theo
hợp đồng lao động không xác định thời hạn, 

hợp đồng lao động xác định thời
hạn,
hợp đồng lao động theo mùa
vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả
hợp đồng lao động được ký
kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy
định của pháp luật
về lao động“. Trong khi người giúp việc là
người lao động và hiện nay giúp việc được coi là một nghề thì lại không được mua bảo hiểm
xã hội.

 

Mặc dù coi
giúp việc là một nghề  nhưng lại  chưa quy định đào tạo nghề giúp việc một cách bài
bản, đầy đủ kỹ năng cần thiết. Vậy nên có hay không việc đào tạo tay nghề cho người giúp
việc?

Nghị định
27/2014/NĐ-CP đã quy định chi tiết thi hành một số điều của  Bộ luật Lao
động về nghề giúp việc gia đình chính là cơ sở pháp lý để thiết lập mối quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động; đồng thời tạo tính chuyên nghiệp đối với nghề giúp việc gia đình.
Vì vậy,
cần quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề, kỹ năng nghề, kỹ năng xã hội cần thiết cho
người làm nghề giúp việc gia đình, bảo đảm hài hòa lợi ích của cả hai bên chủ nhà và người giúp
việc.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây