Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

0
1536

Nguyên tắc của ngành luật thường được hiểu là những tư tưởng chính trị pháp lý cơ bản được định ra để thống nhất nội dung điều chỉnh pháp luật trong khâu soạn thảo, ban hành, giải thích pháp luật và chỉ đạo các hoạt động thực tế trong khâu áp dụng pháp luật. Cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Ngành luật Lao động cũng mang trong mình những nguyên tắc riêng, bao gồm 6 nguyên tắc cơ bản, trong đó, nguyên tắc Bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng. Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên các nội dung sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (NSDLĐ)  là đảm bảo các quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho NSDLĐ được thực hiện, không bị các chủ thể khác xâm hại.

– Cơ sở pháp lý: Xuất phát từ đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ người sử dụng lao động, quyền tự do kinh doanh, sở hữu vốn và tài sản hợp pháp của công dân. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đưa ra chủ trương: “các doanh nghiệp được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng…Nhà nước tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinh doanh”. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1992 cũng quy định tại điều 57 và 58: “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” ;”Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất…”

– Cơ sở thực tế: Xuất phát từ tầm quan trọng của vai trò quản lý trong quan hệ lao động nói riêng, lực lượng lao động xã hội nói chung đối với sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động là một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì quan hệ lao động. Nếu không thu được các quyền và lợi ích cần thiết trong quá trình sử dụng lao động thì họ và các nhà đầu tư tiềm năng khác sẽ không thể tiếp tục đầu tư, giải quyết việc làm cho NLĐ và phát triển kinh tế đất nước.

2. Nội dung của nguyên tắc

Trong lĩnh vực lao động, NSDLĐ cũng được đảm bảo đầy đủ các quyền đối với tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh, được tự chủ trong quản lý và phân phối sản phẩm. Họ cũng có quyền tự do liên kết và phát triển trong quá trình sử dụng lao động. Cụ thể, NSDLĐ được bảo vệ các quyền và lợi ích sau:

+ Được tuyển chọn, sử dụng, tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.

+ Được quản lý, điều hành lao động, ban hành nội quy và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỉ luật, chấm dứt hợp đồng đối với NLĐ.

+ Được sở hữu tài sản hợp pháp trong và sau quá trình lao động, tự chủ trong phân phối, trả lương cho NLĐ theo quy định của pháp luật.

+ Được phối hợp với tổ chức công đoàn trong quản lý lao động và kí kết thỏa ước lao động tập thể phù hợp với điều kiện của đơn vị.

+ Được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ nếu gặp khó khăn hoặc đủ các điều kiện khác do pháp luật quy định.

+ Đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu bị NLĐ hoặc các chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp.

Lưu ý: Thư mục bài tập luật là thư mục đăng tải các bài viết, quan điểm pháp lý của sinh viên luật đang còn trên ghế nhà trường. Các quan điểm pháp lý nêu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu – học tập về pháp luật trên ghế nhà trường. Đề nghị quý khách hàng không coi đây là ý kiến chính thức của
các Luật sư để giải quyết vấn đề trên thực tế!

Để được các Luật sư tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6198 để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất!  Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin về các dịch vụ luật sư của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây