Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không được trả đủ lương giải quyết như thế nào?

0
1149

Nội dung tư vấn:

Vào ngày 12.6.2018 tôi đã tự ý nghỉ việc không

xin phép tại một công ty  .Lý do nghỉ việc không báo trước:+ Kí kết hợp đồng làm việc từ
7:00am đến 16:00pm. nhưng yêu cầu nhân viên có mặt lúc 6:50am nếu đến trễ hơn 6:50 sẽ phải chạy bộ
3 vòng hoa viên và đóng phạt 20.000 vnd.+ Phép năm của nhân viên không được sắp xếp hợp lý. Nhân
viên không được xin nghỉ phép năm mà phải do công ty quy định, nếu trong một tháng nghỉ 2 ngày phép
sẽ mất ngày phép năm này.+ Yêu cầu nhân viên làm việc không thuộc bộ phận của mình, cụ thể tôi làm
chức vụ nghiệp vụ (sale và XNK) công ty yêu cầu tôi làm công việc của thu mua.+ Lương thỏa thuân
với tôi là 15 triệu đồng, nhưng hợp đồng chỉ ghi 6 triệu 100 nghìn. các khoản lương khác công ty
tính vào tiền thưởng và dễ dàng trừ khi nghỉ phép mục đích trốn đóng thuế BHXH.+ Giám đốc nhiều lần
tổn hại đến tinh thần và thể chất nhân viên, nhẹ là la mắng vô lý, nặng là trùm bao ni-long lên
đầu.+ Nhân viên cũ nghỉ việc, giám đốc đã thông qua nhưng nhất quyết không kí giấy nghỉ. khi nhân
viên nghỉ việc đến lấy lương, giám đốc yêu cầu nhân viên đó đền bù hợp đồng.+Nhân viên thử việc
chưa kí hợp đồng khi nghỉ phép vẫn bị trừ tiền hơn ngày lương, lại nói lý do là trừ các khoản phụ
cấp, mặc dù thử việc chưa có bất cứ phụ cấp nào.+ Tháng cuối cùng trước khi nghỉ tết dương lịch,
công ty luôn lách luật chỉ cho nhân viên làm đúng 19.5 ngày công và trừ hết các khoản trợ cấp vì lý
do làm không đủ 20 ngày công.+ Không tuân theo quy định nhà nước về việc tính ngày lương, tháng có
số ngày công là 27 ngày, công ty vẫn tính là 26 ngày công.

Hỏi: Vậy trên
đây là chỉ là một số quy định vô lý của công ty. Do nếu tôi làm giấy nghỉ việc thì tháng cuối tôi
sẽ bị trừ hết các khoản trợ cấp chỉ còn lương căn bản nên tôi phải đơn phương chấm dứt hợp đồng.Nay
có thông tin phía công ty muốn thưa kiện việc tôi nghỉ việc,Mong các quý luật sư hỗ trợ tư vấn.
Chân thành biết ơn.

Trả lời câu hỏi:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty Luật Việt chúng tôi, công
ty xin được trả lời yêu cầu của bạn như sau:

Về Quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

Căn cứ theo quy
định tại Điều 37 về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động của Bộ luật lao
động năm 2012 như sau:

1. Người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước
thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không
được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã
thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không
được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao
động;

c) Bị ngược
đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân
hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu
làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà
nước;

e) Lao động
nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền;

g) Người lao
động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động
xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa
được hồi phục.

2. Khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho
người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3
ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều
này;

b) Ít nhất
30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp
quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với
trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được
thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy
định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Như vậy, bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi có căn cứ theo quy
định tại Điều 37 nêu trên, đồng thời khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ bạn cần đảm bảo về thời
gian báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Trường hợp bạn thực hiện việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng quy
định của pháp luật (không có căn cứ theo Điều 37 hoặc không tuân thủ thời gian báo trước khi nghỉ
việc) thì bạn đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Khi đó, bạn sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường cho
người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012:

“1. Không
được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp
đồng lao động.

2. Nếu vi
phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền
tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn
trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật
này”.

Trên đây là nội
dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần
luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây