Người lao động có phải chịu trách nhiệm vật chất sau khi nghỉ việc không?

0
1309

Tư vấn về việc người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm thanh toán các khoản liên quan đến quyền lợi cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng. Trách nhiệm vật chất của người lao động khi đã nghỉ việc

Nội dung tư vấn: 

Chào bạn, Hiện tại mình có
1 số thắc mắc về quyền lợi người lao động nên muốn được tư vấn. Mình làm sale cho công ty nước
ngoài kinh doanh về thời trang và kết thúc công việc đúng hợp đồng vào ngày 28/2/2018. Về lương thì
bọn mình sẽ nhận lương cứng còn tiền hoa hồng sẽ được trả vào cuối tháng sau. Tuy nhiên, cho
đến hiện tại ngày 30/3/2018 những bạn đang làm tại công ty vẫn được trả lương cứng và tiền hoa
hồng bình thường, riêng những nhân viên nghỉ như bọn mình thì không được trả, lý do khi liên
hệ công ty thắc mắc thì được biết phải đợi kết quả đợt kiểm kê sắp tới để trừ thêm khoản đền
hàng mất, vậy là bọn mình sẽ phải đợi hơn 30 ngày (có thể 2 tháng hoặc hơn, họ không có câu trả
lời). Đối với trường hợp như vậy mình nên làm gì? Và 1 điều nữa là tháng 1 tất cả bọn mình đều phải
đền sau khi có đợt kiểm kê với số tiền rất lớn, trừ hết thưởng tết và không có bất cứ 1 văn
bản đưa ra để ký. Như vậy theo là đúng hay sai? Mình rất mong nhận được câu trả lời sớm từ phía các
bạn! Cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề
nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, đối với trách nhiệm vật chất khi bạn đã chấm dứt hợp đồng
lao động

Khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

“2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người
sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức
cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp
có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả
hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không
thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải
bồi thường”

Như vậy, nếu bạn có hành vi làm mất tài sản của người sử
dụng lao động và người sử dụng lao động chứng minh được điều đó thì bạn phải chịu trách
nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc người sử dụng lao động giữ lương của bạn để khấu
trừ trách nhiệm vật chất sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động là không phù hợp với quy định pháp
luật. Bạn vẫn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán đầy đủ các khoản quyền lợi của bạn
theo đúng luật. Sau đó, nếu có phát sinh trách nhiệm vật chất thì bạn sẽ phải trả khoản đó sau.

Thứ hai, về việc người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm
thanh toán cho bạn

Theo Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trách
nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp
đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của
mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động
phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản bao gồm tiền lương, phép năm (nếu có) và tiền
hoa hồng cho người lao động trong thời hạn 07 ngày, và có thể kéo dài không quá 30 ngày nếu trong
trường hợp đặc biệt. Như vậy, thời gian công ty phải thực hiện việc thanh toán các khoản quyền
lợi cho bạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ. Nếu quá 30 ngày mà bạn vẫn chưa nhận
được đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi thì bạn có quyền gửi đơn khiếu nại tới ban lãnh đạo
công ty yêu cầu giải quyết. Trường hợp công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì
bạn có quyền khởi kiện tới TAND quận/ huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết tranh chấp
trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198

để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây