Người lao động có phải bồi thường chi phí đào tạo?

0
1203

Thưa luật sư cho em hỏi: Em đang làm việc tại công ty A. Em bắt đầu từ ngày 10/8/2015 công ty thử việc 3 tháng. Đến ngày 29 tháng 11/2015 công ty cử em đi đào tạo ở Singapor.

Nội dung yêu cầu:

Trước khi đó em vẫn chưa ký hợp đồng lao động hay bản cam
kết nào với công ty. Sau khi đào tạo 4 ngày ở Singapor về em kí một bản cam kết với công ty như
sau.Bản cam kết yêu cầu em làm việc 3 năm tại công ty và  trong thời gian làm việc hay khi kết
thúc làm việc tại công ty không được làm việc cho các công ty khác trong cùng lĩnh vực Phòng cháy
chữa cháy. – Nếu em vi phạm các quy định trên em phải bồi thường chi phí đào tạo. Bản cam kết này
hơi vô lý em đã định không ký nhưng sếp bảo đây chỉ là thủ tục cho có lệ nên em đã đồng ý ký. Về
hợp đồng lao động thì bình thường, không có các điều trên nhưng bây giờ em muốn xin nghỉ việc. Vậy
xin hỏi các quy định trong bản cam kết có đúng không? Em đồng ý bồi thường chi phí đào tạo, và em
cũng yêu cầu công ty trả lại chứng chỉ đào tạo cho em nhưng công ty không đồng ý. Trong trường hợp
này cần giải quyết như thế nào?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi
câu hỏi tới V-Law. Yêu cầu của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 122 BLDS 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có
quy định”.

Điều 35  Luật Hiến pháp 2013 quy định như sau:

“1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm
việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng
lương, chế độ nghỉ ngơi.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối
thiểu”.

Điều 10 BLLĐ 2012 quy định về quyền làm việc của người lao
động: “1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp
luật không cấm”.

Theo như bạn trình bày, hợp đồng đào tạo được ký kết có điều khoản:
“yêu cầu NLĐ làm việc 03 năm tại công ty và khi kết thúc làm việc tại công ty không được làm việc
cho công ty khác trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy”. Chiểu theo quy định của pháp luật thì nội
dung thỏa thuận trên không thỏa mãn điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều
122 BLDS 2005, bởi thỏa thuận trên hạn chế quyền tự do lao động của công dân quy định tại Hiến pháp
2013, BLLĐ nêu trên.

Theo quy định tại Điều 62 Bộ Luật Lao động 2012 quy định
về hợp đồng đào tạo nghề như sau:

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp
người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước
ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng
lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01
bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải
làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về
chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các
chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người
học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí
đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài
.”

Điều 43 Bộ Luật Lao động 2012 về nghĩa vụ của người lao
động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người
sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi
thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong
những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động
theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này
.”

Theo quy định của pháp luật, chỉ trường hợp NLĐ đơn phương
chấm dứt hợp đồng trái luật mới có nghĩa vụ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng
lao động theo quy định tại Điều 62. Tuy nhiên, nếu các bên đã ký cam kết mà NLĐ chấm dứt trước hạn
thì vẫn có cơ sở để NSDLĐ yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 20 bộ luật lao động 2012 quy định những hành vi
người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của
người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động
.”

Nếu họ không trả lại chứng chỉ đào tạo cho bạn thì bạn kiến nghị
lên giám đốc công ty hoặc gửi đơn lên phòng lao động thương binh và xã hội để giải quyết
việc trả lại văn bằng chứng chỉ cho bạn. Ngoài ra người sử dụng lao động có hành vi giữ văn
bằng chứng chỉ của người lao động bị xử phạt theo nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như
sau: “2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao
động có một trong các hành vi sau đây: a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng
chỉ của người lao động
;”

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người lao động có phải bồi thường
chi phí đào tạo?
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng
liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây