Người lao động cao tuổi: Quyền lợi và trách nhiệm

0
982

Người lao động cao tuổi là đối tượng đặc biệt, luôn cần những quyền lợi đặc biệt nhằm đảm bảo tốt nhất sức khỏe, lợi ích của nhóm lao động này.

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Người lao động cao tuổi là nhóm người như thế nào?

Người cao tuổi được ghi nhận trong Luật người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Cùng với đó, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

Tuy nhiên, quy định này đã có sự thay đổi tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với nữ vào năm 2035.

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.

– Lao động cao tuổi có được rút ngắn thời giờ làm việc?

Khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động năm 2012 đang được áp dụng hiện nay ghi nhận:

Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Trong khi đó, khoản 2 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Có thể thấy, thay vì được áp dụng rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc chế độ làm việc không trọn thời gian như hiện nay, từ năm 2021, người lao động cao tuổi phải thỏa thuận với người sử dụng lao động để được áp dụng một trong hai cách trên. Việc áp dụng chế độ nào cũng đều cần có sự đồng ý giữa các bên.

Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đã bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 166 Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, người lao động không còn được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Thay vào đó, khoản 3 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019 khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, người lao động cao tuổi muốn rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây