Thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động

0
1309
Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động
với người lao động. Ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động?


 


Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng
dẫn thi hành Nghị định 44/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về
Hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động
gồm:

– Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp
hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật
doanh nghiệp;

– Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã;

– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được người đứng
đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị – xã hội có sử dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao
động;

– Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy
quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện của nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại
Việt Nam;

– Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao
động;

– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Nếu giao kết hợp đông lao động mà người ký kết hợp đồng lao động với người
lao động không phải là những người có thẩm quyền ký kết theo quy định nêu trên thì hợp đồng lao
động đã ký kết không phát sinh hiệu lực và được xác định là hợp đồng vô hiệu toàn
bộ.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng
lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, Ủy ban nhân dân
cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị, chi
nhánh của doanh nghiệp chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn người sử dụng lao
động và người lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền.

Hợp đồng lao động được ký lại theo đúng thẩm quyền có hiệu lực kể từ ngày
ký.

Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động do người ký
kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền thì quyền và
lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu do
người ký kết không đúng thẩm quyền.

Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động do người ký
kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền được tính là
thời gian làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của
pháp luật về lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây