Hỏi về đòi quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động

0
1243
Tôi có chấm dứt hợp đồng lao động nhưng công
ty không giải quyết .Vậy cho hỏi luật sư tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình trong khi đó
tôi không có vi phạm nào đến công ty cả.



Tóm tắt câu hỏi quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Xin chào quý luật sư, tôi có một vấn thắc mắc cần giải đáp
như sau:

Tôi là nhân viên lái xe cho một công ty kinh doanh dịch vụ
vận tải tại Bắc Ninh, thời hạn hợp đồng mà tôi ký kết là 1 năm (từ 15/10/2013 đến 15/10/2014).
Trong thời gian đầu tháng 10 tôi đang lái xe thì xe bị xịt lốp và đâm vào cột điện ven hành lang
đường cao tốc, không gây ra thiệt hại gì nghiêm trọng cả, bên phía cơ quan công an đã có kết luận
cụ thể về vụ việc này và lỗi không liên quan đến lái xe mà do hoạt động của xe. Sau đó tôi có xin
nghỉ việc nhưng công ty không cho cũng không nói gì, cũng không giao việc hay cho tôi tham gia lao
động gì. Tiếp đó cho đến nay là 30/1/2015 bên phía công ty vẫn không có phản hồi gì cả, trong khi
tôi đã viết đơn yêu cầu thanh toán chốt sổ bảo hiểm xã hội, tiền lương tháng 9 và giữa tháng 10 (
mức lương một tháng của tôi là 6.790.000 đồng ) đồng thời khi vào làm việc công ty có yêu cầu tôi
nộp 10 triệu để đặt cọc. Vậy cho hỏi luật sư tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình trong
khi đó tôi không có vi phạm nào đến công ty cả? Cám ơn Luật sư !

Luật sư tư vấn quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn,
tôi  xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Với trường hợp của bạn thì có rất nhiều quyền lợi bị ảnh
hưởng:

Thứ nhất: Đối với hợp đồng lao động và việc xin phép
nghỉ việc

Theo quy định của  Bộ luật lao động 2012
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định
tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao
động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao
động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm
xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm
làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà
án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải
là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định
tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi
việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách
doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Như vậy, trường hợp của anh đã hết thời hạn và anh hoàn toàn
có quyền chấm dứt hợp đồng lao động và thời hạn báo trước đối với hợp đồng xác định thời hạn là 30
ngày. Nếu như trường hợp công ty không có quyết định nào cũng như là việc không thanh toán tiền
lương thì lỗi thuộc về phía công ty.

Thứ hai: Về việc anh đặt cọc 10 triệu cho công ty để
thực hiện hợp đồng

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động
không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ
của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo
đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, hành vi của công ty là trái luật.

 

Thứ ba: Quyền lợi sau khi chấm dứt hợp đồng lao
động

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
khi chấm dứt hợp đồng lao động

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định
thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời
điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt
hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi
của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30
ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ
tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ
lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt
hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Như vậy, dựa vào tất cả các quy định trên thì phía công ty
chưa thực hiện nghĩa vụ gì cho bạn là hoàn toàn trái luật.

Thứ tư: Giải quyết quyền
lợi

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp
lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa
giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động
sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc
tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng
lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao
động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà
giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên
thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải
thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên
lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà
giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải
hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do
chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải
viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành
phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên
bản.

Như vậy, bạn có thể xem xét vụ việc mức độ nếu không
hòa giải được thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi công ty
đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ   Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7
của Luật sư: 1900.6198

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây