Người lao động bị sa thải có được thanh toán tiền lương không?

0
1265

Luật sư tư vấn về trường hợp thanh toán tiền lương cho người lao động bị xử lý hình thức kỷ luật sa thải. Nội dung tư vấn như sau

Chào Ban tư
vấn V-Law. Có thể tư vấn giúp: Tôi có trường  hợp, lao động tại Công ty
chúng tôi tự ý bỏ việc không có lý do hơn 5 ngày trong vòng 30 ngày ( bỏ từ 23/02/2018 ~
21/03/2018), không có một thông tin thông báo vào đến công ty.  Và trường hợp này, công
ty đã thông báo ba lần liên tiếp nhưng người lao động không đến làm thủ tục. Chúng tôi ra quyết
định sa thải 04/03/2018. Chốt sổ BHXH. Quá 3 lần thông báo, kể từ ngày người lao động bỏ việc,
công ty  ra quyết định sa thải, chốt sổ bhxh, và những ngày làm việc còn lại của người lao
động được hủy bỏ và không giải quyết thủ tục thanh toán. Vậy đến ngày 16/03/2018, người lao
động đến công ty đề nghị làm hồ sơ nghỉ việc để được nhận thanh toán lương. Vậy, chúng tôi
phải xử lý như thế nào đề phù hợp và không trái luật. Kính trình Ban tư vấn Luật tư vấn
giúp. Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới V-Law. Với trường hợp của
bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 126
Bộ luật lao động 2012 về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:

Điều
126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử
lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau
đây:

1. Người lao
động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi
làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử
dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm
trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao
động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc
bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là
trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo
quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3.
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà
không có lý do chính đáng.

Các trường
hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội
quy lao động.

Căn cứ quy định
nêu trên, trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng mà không có lý do
chính đáng thì công ty có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Tại Điều 30 Nghị
định 05/2015/NĐ-CP quy định:

Điều
30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Trình tự xử
lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như
sau:

1. Người sử
dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban
chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn
cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi
ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2. Cuộc họp
xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo
quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản,
mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử
lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật
quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

3. Cuộc họp
xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước
khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định
tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp
mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người
giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là
người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy
quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển
trách.

5. Quyết
định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động,
Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật
lao động.

Như vậy, trường
hợp công ty bạn đã 03 lần thông báo bằng văn bản nhưng người lao động không đến tham dự cuộc họp xử
lý kỷ luật thì công ty vẫn tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải
đối với người lao động đó.

Ngoài ra, về vấn
đề thanh toán tiền lương và các nghĩa vụ khác:

Tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động
khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều
47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán
đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng
không được quá 30 ngày.

3. Người sử
dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những
giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Như vậy, khi
công ty bạn sa thải người lao động thì công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương
cho những ngày người lao động đã làm việc tại công ty. Ngoài ra, công ty sẽ phải thanh
toán thêm các khoản như: tiền thưởng, tiền phép năm (nếu có), chốt sổ và trả sổ bảo hiểm và những
giấy tờ khác mà công ty đang giữ cho người lao động.

Trên đây là nội
dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần
luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn
pháp luật trực tuyến của chúng tôi –
Số
điện thoại liên hệ:
1900.6198
 để
được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây