Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sa thải trái pháp luật

0
1243

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất:

Công ty sa thải trái pháp luật .tôi khiếu nại lên tòa án nhân dân huyện và cung cấp dầy dủ bằng chưng và nhân chứng… tòa án xử theo hình thức 2 bên thỏa thuận và công ty bồi thường cho tôi 2 tháng lương căn bản theo hợp đồng lao đông Qua tìm hiểu luật tôi thấy quyền lợi của mình nhiều hơn 2 tháng.. Vậy cho hỏi tôi có được khiếu nại tiếp không? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã
tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, đối với yêu cầu hỗ trợ
của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể
sau đây:

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh/chị có thể tham khảo thêm qua Bộ
luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh/chị.

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai – Cách tính số ngày NLĐ
tự ý nghỉ việc để xử lý sa thải

Chào Luật sư, Em có 1 vấn đề trao đổi về sa
thải người lao động. Theo Luật, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20
ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thì bị sa thải. Em muốn hỏi 01 tháng này là
tính từ ngày đầu tiên phát sinh nghỉ việc hay tính từ ngày 1 tây đến ngày 30 tây (31 tây) của
tháng.

Ví dụ: Anh A nghỉ việc ko phép trong tháng 9, từ
ngày 20/9/2016 – 30/9/2016 là 02 ngày, sau đó từ ngày 1/10/2016 – 20/10/2016, anh A nghỉ ko phép 3
ngày nữa. Thì mình có thể được coi là anh A A nghỉ ko phép quá 5 ngày cộng dồng trong 1 tháng, mình
có thể sa thải được không.HAY LÀAnh A nghỉ việc ko phép trong thang 9 02 ngày như vậy thì ko sa
thải được, mà nếu anh A nghỉ ko phép trong khoảng thời gian từ ngày 1/9/2016 – 30/9/2016 mà trên 5
ngày thì sa thải mới đúng luật. Và tổng số ngày nghỉ ko phép trên 20 ngày trong 1 năm thì sa
thải.

Mong luật sư tư vấn giúp em với ạ. Em cám ơn rất
nhiều.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã
tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của anh/chị
chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP: “Áp dụng hình thức xử
lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30
ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ
ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng
“. Như vậy cách tính 1 tháng theo luật
là 30 ngày và 1 năm là 365 ngày, không phải tháng và năm theo tháng năm dương lịch.

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ ba – Căn cứ và trình tự xử lý
sa thải​

Xin hỏi V-LAw:Đơn vị tôi là
1 đơn vị sự nghiệp có thu kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Xin Luật gia tư vấn
giúp đơn vị 1 số vần đề sau:- Hiện tại đơn vị tôi có 1 lao động nữ đang
tự ý nghỉ không được sự đồng ý của Giám đốc đơn vị ( LĐ này có
gửi đơn xin nghỉ không lương, nhưng đơn vị đã gửi giấy thông báo 2 lần đến nhà
yêu cầu LĐ này phải đi làm, do đơn vị cần người làm việc. Nhưng LĐ này vẫn không đi
làm chỉ báo bằng lời lại cho bộ phận của mình biết là mệt nên không đi làm được.
Hiện tại LĐ này đã tự ý nghỉ việc 30 ngày. Vậy, đơn vị chúng tôi xin Luật gia tư vấn
giúp những nội dung sau: Thứ nhất: Đơn vị chúng tôi muốn sa thải nhân viên trên thì
có đúng pháp luật không. Và trình tự, thủ tục như thế nào. Thứ 2: Ngày kỷ niệm
20/10/2016 đơn vị tôi dừng khoản chi cho LĐ động nữ này nhân ngày 20/10 ( do LĐ
này đang tự ý nghỉ việc đúng vào dịp này) có đúng không, vì sao? Rất mong
công ty Luật Việt tư vấn sớm cho đơn vị chúng tôi, để kịp làm thủ tục sa thải nhân viên
này. Xin cám ơn công ty!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã
tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, đối với yêu cầu hỗ
trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết “Nguyên tắc, trình
tự xử lý kỉ luật sa thải”. Theo đó trường hợp của anh/chị có căn cứ để sa thải người lao động (trừ
trường hợp đây là lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi) nhưng việc sa thải
cần chú ý làm đúng trình tự, thủ tục như đã tư vấn trong bài viết. Đồng thời, trước cuộc họp xử lý
kỷ luật, phía công ty cần gửi thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 05 ngày
làm việc và nếu thành phần tham dự cuộc họp không đủ, người sử dụng lao động phải thực
hiện thông báo ít nhất 03 lần. Về khoản chi ngày 20/10, tùy thuộc vào quy chế của công ty, nếu
quy chế của đơn vị đây là khoản chi áp dụng chung cho tất cả lao động nữ trong công ty thì người
lao động này vẫn được hưởng chế độ đó bởi thời điểm 20/10 người này vẫn là người lao động của công
ty, chưa bị xử lý sa thải.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh/chị có
thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp
của anh chị:

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sa thải trái pháp luật. Nếu còn vướng
mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận
luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên
hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ
kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây