Mượn giấy tờ người khác để làm tại công ty do quá tuổi lao động

0
1199
Mượn giấy tờ người khác để làm tại công ty
do quá tuổi lao động. Xử lý kỷ luật lao động đối với trường hợp mượn giấy tờ của người khác để xin
việc.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có 1 câu
hỏi mong Luật sư tư vấn giúp: Công ty tôi có 1 nhân viên sinh năm 1972, do quá tuổi để vào làm ở
công ty, nên nhân viên này đã mượn hồ sơ của 1 người khác sinh năm 1978 để được nhận vào công ty
làm việc. Đến nay đã được 2 tháng thì bị công ty phát hiện, nhờ luật sư tư vấn sẽ xử lý trường hợp
này như thế nào, căn cứ trên luật, quy định nào ạ? Trân trọng cảm ơn Luật sư. Mong sớm nhận được
hồi âm ạ!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Giải quyết vấn
đề

Việc mượn hồ sơ của người khác để đi xin việc là
hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện việc này tuỳ mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, nhân viên của công ty bạn do quá tuổi vào
làm nên đã mượn hồ sơ của người khác để xin việc nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính.

– Thứ nhất: Xử phạt đối với hành vi mượn chứng minh
thư nhân dân của người khác để đi xin việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định
167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như
sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để
thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân
dân;

c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn
chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”

Như vậy, khi mượn hồ sơ của người khác (trong đó có
chứng minh thư nhân dân) thì cả người mượn và người cho mượn đều bị xử phạt vi phạm hành chính từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định trên.

Căn cứ theo Điều 118 Bộ luật lao động 2012, kỷ luật
lao động là những quy định về tuân thủ thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong
nội quy lao động. Kỷ luật lao động bao gồm các nội dung quy định về hành vi của người lao động
trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động

:

 

số lượng, chất lượng công việc cần
đạt được, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi
làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ
tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động và
trách nhiệm vật chất.

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty
bạn có 1 nhân viên sinh năm 1972, do quá tuổi để vào làm ở công ty, nên nhân viên này đã mượn
hồ sơ của 1 người khác sinh năm 1978 để được nhận vào công ty làm việc. Đến nay đã được 2 tháng thì
bị công ty phát hiện, trường hợp của nhân viên này vi phạm quy định về luật lao động,trong
trường hợp này, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, mà công ty bạn có thể áp dụng một trong các
biện pháp xử lý kỷ luật sau:

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06
tháng.

– Cách chức.

– Sa thải.

 

>>> Luật sư tư vấn
việc mượn giấy tờ cá nhân của người khác:
 1900.6198

Việc xử lý kỷ luật lao động phải bảo
đảm tuân theo các nguyên tắc của quy định về xử lý kỷ luật lao động và trình tự xử lý kỷ luật lao
động quy định tại Bộ luật lao động 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP và các quy chế trong nội quy lao
động/thỏa ước lao động đã được thông qua. Cụ thể trong trường hợp này thực hiện như
sau:

Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về
việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành
công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động ít nhất 5 ngày làm việc
trước khi tiến hành cuộc họp.

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi
có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần
thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động
tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không
được xử lý kỷ luật quy định của Bộ luật Lao động.

Nội dung trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải
được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp và có
chữ ký các thành phần tham gia, trường hợp không ký thì phải nêu rõ lý do trong văn
bản.

Ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong
thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định và gửi quyết định xử lý kỷ luật đến các thành
phần tham dự phiên hop xử lý kỷ luật lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây