Để hỗ trợ cho việc phát triển trong công việc cũng như nhận được sự hài lòng từ các sếp lớn, các ứng viên, nhân viên tiềm năng cần phải thể hiện được thái độ ham học hỏi, siêng năng, chủ động trong công việc, làm việc chăm chỉ và cầu tiến. Vậy, làm việc chăm chỉ là gì? Được dịch qua tiếng Anh là gì? Tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ? Thái độ làm việc liệu thể hiện điều gì ở chí hướng con người? Và khám phá sự thật vì sao Bill Gates vẫn luôn không ngừng làm việc. Hãy cùng Luatlaodong.vn đi vào giải đáp những câu hỏi trên.
Làm việc chăm chỉ là gì?
Chăm chỉ là sự cố gắng, siêng năng, nỗ lực bền bỉ, quyết tâm để đạt được một kết quả tốt hay một thành tựu nào đó. Người làm việc chăm chỉ luôn gắng sức vươn lên, không ngại khó khăn, không than thở trách phận, luôn thể hiện một thái độ kiên trì, cầu tiến với công việc.
Làm việc chăm chỉ trong tiếng Anh là gì?
Làm việc chăm chỉ trong tiếng Anh chính là “Work hard”. Một cái tên quen thuộc nhưng không kém phần “sang” hơn, được dùng để chỉ những người có một thái độ làm việc chăm chỉ, tích cực, như một cách khen ngợi, cổ vũ.
Vậy, tại sao phải làm việc chăm chỉ?
Trước tiên là lí do thiết thực, làm việc chăm chỉ vì đồng tiền. Không thể chối bỏ một điều đồng tiền luôn tác động đến con người một cách mạnh mẽ, nó là một trong lí do chính giúp con người có thêm sức mạnh, động lực để có được những đồng tiền hỗ trợ cho những nhu cầu cơ bản đời sống.
Thứ hai, vì sự nghiệp. Bên cạnh việc để đáp ứng sự hài lòng của cấp trên, làm việc chăm chỉ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đấy sự nghiệp thăng tiến. Một nhân viên có được đánh giá tốt hay không phải xem thái độ anh ta làm việc thế nào. Nếu như bạn làm việc với một tâm thế hăng say, cần cù, tất nhiễn cấp trên sẽ có một cái nhìn tốt về bạn. Không ai là ghét người chăm chỉ, chỉ cần bạn cố gắng hết lòng trong công việc, sếp lớn sẽ thầm cộng điểm cho bạn trong mắt họ.
Thứ ba, vì bản thân. Nỗ lực chăm chỉ để có được một sự nghiệp vững chắc, một tương lai tốt đẹp hơn và học hỏi thêm được nhiều điều mới. Bạn không có quyền được lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng bạn có quyền để lựa chọn cách mình sống. Vậy nên khi còn có thể, hãy nỗ lực hết sức làm việc, không ngừng tiến bộ và phát triển bản thân để có một tương lai rộng mở.
Thái độ làm việc thể hiện chí hướng con người
Thái độ làm việc thể hiện chỉ hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm việc của một người, hãy tìm hiểu thái độ của anh ta với cuộc sống.
Công việc của một người thể hiện thái độ của anh ta với cuộc sống và đồng thời cũng thể hiện lý tưởng và chí hướng của anh ta. Vì thế, việc tìm hiểu thái độ làm việc của một người cũng cho ta hiểu anh ta ở một mức nào đó. Cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Hoa Kỳ, nhà giáo nổi tiếng William Beneth đã nói: “Công việc là điều chúng ta phải làm cả cuộc đời”.
Thái độ làm việc chăm chỉ, hết lòng với công việc càng thể hiện anh ta là một người có chí hướng lớn. Trên cả lí do vì nhu cầu cơ bản, hãy làm việc với một tâm thế thử thách năng lực bản thân. Muốn biết mình đi được bao xa thì phải nỗ lực tiến lên không ngừng, chứng tỏ trị thật sự của bạn. Chí hướng càng lớn, giá trị bản thân càng cao.
Tại sao tỷ phú Bill Gates vẫn phải làm việc?
Theo thống kê danh sách top 10 những tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2021, Bill Gates được vinh danh ở vị trí thứ ba với tổng giá trị là 134 tỉ USD. Có một minh chứng cho rằng con số tài khoản khổng lồ hiện nay của Bill Gates là hơn 46,6 tỷ dollar, tính theo trung bình, nếu mỗi năm nhà tỷ phú này tiêu hết 100 dollar thì phải đến 466 năm ông ta mới vất vả sử dụng hết khối tài sản khổng lồ này. Đó là chúng ta còn chưa kể số lợi tức mà con số to lớn này đem lại. Vậy câu hỏi đặt ta như sau, tại sao Bill Gates vẫn phải làm việc chăm chỉ mỗi ngày?
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Viacom Hoa Kỳ Sumner Redstone, được biết phải đến năm ông 63 tuổi mới bắt đầu thành lập một công ty. Điều kì lạ là ở cái tuổi đấy, con người ta thường phải lui mình về nghỉ ngơi, để được hưởng sự chăm sóc của con cháu, nhưng ông lại đưa ra một quyết định trọng đại: tiếp tục làm việc. Theo lời kể của nhân viên, ông luôn luôn có mặt ở công ty, kể cả ngày nghỉ, dường như ông đã xem công ty như chính ngôi nhà của mình,có lúc ông còn làm việc chăm chỉ đến 24 tiếng mỗi ngày. Từ đâu mà ông có được nhiệt huyết với công việc của mình đến vậy?
Ngoài ra, không ít các trường hợp những bậc tỷ phú giàu có vẫn làm việc chăm chỉ mặc dù đã sở hữu trong tay một khối tài sản đồ sộ. Vậy tại sao họ phải làm việc như vậy? Có phải là vì tiền? Không, chính Sumner Redstone cũng đã nói: “Thực ra tiền bạc không phải là động lực thúc đẩy tôi làm việc. Động lực của tôi chính là lòng yêu nghề. Tôi yêu ngành giải trí, tôi yêu công ty của tôi. Tôi luôn ấp ủ hi vọng sẽ thực hiện được những giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống và sẽ luôn cố gắng hết sức để thực hiện”.
Không còn lí do nào xác đáng hơn, đó chính là vì đam mê. Thậm chí khi đã nắm trong tay những con số ấn tượng, những nhà tỷ phú nói chung và Bill Gates nói riêng đều vẫn làm việc chăm chỉ không quản ngày đêm. Họ đặt mình vào trường hợp như một người mới đi làm và làm việc, cống hiến hết sức mình. Đam mê xuất phát từ niềm yêu thích, hăng say với công việc, không phải vì danh lợi hay vì một lí do nào khác.
Đam mê là nguồn động lực khổng lồ, thúc đẩy và kích thích con người làm việc không ngừng nghỉ, càng làm việc, họ càng cảm thấy thích thú và dâng trào niềm hạnh phúc mãnh liệt. Hơn hết, họ tìm được niềm vui trong công việc và biết cách tận hưởng trong từng quá tình làm việc, điều đấy cũng chính là lí do khiến họ có thể làm việc chăm chỉ, hăng say. Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu “tự mình thực hiện”, con người ta mới bộc lộ ra được lòng nhiệt huyết mãnh liệt với công việc, mới triệt để tận dụng, phát huy tối đa năn gluwjc bản thân và phục vụ xã hội một cách tốt nhất.
Hãy nỗ lực làm việc nếu bạn không muốn nỗ lực tìm việc
Có một câu chuyện mà chúng tôi muốn các bạn ghi nhận. Có ba chủ đề xuyên suốt các câu chuyện này, và hãy xem chúng như là ba bước đầu tiên trong hai mươi ba bước “săn tìm công việc”.
Chủ đề thứ nhất là không một ai mắc nợ bạn một công việc cả. Nếu bạn muốn có một công việc, hãy đứng lên và nỗ lực đi tìm. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng không ít người đã chán nản và bỏ cuộc ngay từ những tháng đầu tiên trong bước tìm việc. Họ bỏ dở giữa chừng vì thầm nghĩ sẽ có một sự hỗ trợ nào đó đến với mình, suy nghĩ thụ động này đã giết chết bước đi đầu tiên trên sự nghiệp. Không một ai sẽ đột nhiên xuất hiện và ban phát cho bạn một công việc vừa ý với bạn, họ không nợ bạn một công việc, và tất nhiên, nếu muốn tìm được một công việc bạn phải thúc ép bản thân chủ động và nỗ lực tìm kiếm.
Chủ đề thứ hai, chính là là sự thành công trong “săn tìm công việc” nó sẽ tương ứng với nỗ lực tìm việc của bạn. Bạn cần vất vả, cố gắng và bỏ ra công sức bao nhiêu thì sẽ dễ dàng tìm được một công việc xứng đáng với nỗ lực của bạn bấy nhiều. Mọi thứ trên đời đều được tuân theo một cách công bằng, chỉ cần bạn nỗ lực và chăm chỉ, hiển nhiên sẽ được đền đáp xứng đáng.
Chủ đề thứ ba, ngoài yếu tố nỗ lực và chăm chỉ, bạn cần phải nghĩ cho mình một chiến thuật, đường đi nước bước thông minh. Chuyên gia việc làm, Carol Christen , định nghĩa tính điên khùng trong chuyện tìm việc như sau: “khi một phương cách nào đó tỏ ra không hiệu quả, bạn đối phó bằng cách nỗ lực hơn nữa với phương cách đó.” Trong việc “săn tìm công việc”, phương thức cho căn bệnh điên khùng này đã rõ ràng: nếu bạn đáp ứng với quảng cáo trên báo, tiếp thị trên các trang mạng xã hội hay đăng ký với các văn phòng tìm việc mà không có một dấu hiệu khả quan nào, hãy dừng lại, đừng tốn sức và phí thời gian, hãy thay đổi chiến thuật của bạn.
Ngoài ra, còn có một phương pháp thứ tư đơn giản hơn nhưng ít ai dùng đến. Đó chính là hãy thử trò chuyện cùng những người có một sự thành công nhất định ngay chính trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của bạn. Kể cả là bí quyết để thành công hay bài học thất bại, hãy lắng nghe và đúc kết, chọn lọc cho mình một tài nguyên và học hỏi từ chính những người gần gũi với ta nhất.
Hãy thử lấy ví dụ: Nếu bạn muốn nấu ăn ngon hơn, hãy học cách quan sát mẹ bạn làm và hỏi mẹ những công thức nấu ăn đơn giản. Hay nếu bạn muốn đạt điểm cao trong kì thi, hãy thử xin lời khuyên từ những người giỏi hơn bạn và tìm cho mình một phương pháp học đúng cách.
Cũng tương tự như vậy với việc “săn tìm công việc”. Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một chỗ làm tốt và uy tín, hãy tìm đến những người giỏi về chuyên môn nào đó hay đã có kinh nghiệm làm việc tại nơi bạn dự định ứng cử.
Mọi thứ đều cần có thời gian và trải nghiệm, đừng vội vàng bỏ cuộc ngay từ những bước đầu tiên, Hãy nhớ, ngay từ bước chân đầu phải trụ thật vững và lấy đà thật tốt, như thế bạn mới có thể có được những bước chân vững vàng trong tương lai và thành công trong sự nghiệp. Bên cạnh đó, phải nỗ lực không ngừng và làm việc chăm chỉ, chọn lọc cho mình những bài học kinh nghiệp bổ ích và tích cực học hỏi từ những bậc anh chị, cô chú hay cả những người đồng trang lứa, nhỏ tuổi giỏi hơn mình ở một khía cạnh nào đó.
Cách làm việc chăm chỉ
Làm việc chăm chỉ là đúng, nhưng nếu chỉ mãi làm việc theo cách truyền thống sẽ khiến bạn bị thụt lùi và chậm chân so với những người có chiến sách làm việc. Vậy nên, đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc một cách thông minh. Dưới đây là TOP 5 lời khuyên giúp bạn có thể triệt để tối ưu làm việc chăm chỉ nhưng vẫn thông minh.
Xem thêm tại Đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh
Nâng cao năng lực bản thân
Trước tiên, để làm việc hiệu quả, bạn cần phải đánh giá tổng quát về bản thân, xem thử mình cần gì và thiếu những kỹ năng nào để phục vụ, hỗ trợ cho công việc một cách tốt hơn. Học cách tìm hiểu, tìm tòi những công cụ hiện đại văn phòng hiện nay như Powpoint, Word, EX, website , sắp xếp email,… Những kỹ năng này tưởng chừng như đơn giản nhưng góp phần gia tăng năng suất công việc rất lớn.
Ngoài ra, hãy học cách nâng cao trình độ bản thân, như học thêm một ngôn ngữ mới, lấy thêm bằng chứng chỉ hay tìm hiểu khía cảnh mới mẻ của bản thân. Đây chính là bước đầu tiên trong việc làm việc thông minh.
Bỏ bớt những phần “râu ria”
Thay vì băn khoăn không biết nên làm công việc nào trước trong mớ công việc quá tải. Hãy bình tĩnh, ngồi xuống và sắp xếp cho mình một To do list phù hợp. Ưu tiên những công việc nào cấp bách, quan trọng để làm trước, rồi sau đó mới giải quyết những phần sau.
Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn thực hiện và làm việc vào buổi sáng, đây là thời điểm não bộ con người tỉnh táo và tập trung cao độ. Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và tránh trường hợp bị stress do quá tải công việc.
Nghĩ đến hậu quả, đo lường thời gian
Hãy tự thiết lập cho não bộ một tư tưởng nếu bạn bỏ bê, lười biếng với công việc sẽ mang lại hậu quả gì. Nỗi sợ cũng là một trong những yếu tốt đem lại năng suất công việc cao. Nếu bạn quyết tâm hoàn thành công việc trong 5 tiếng tối nay, nhưng lại bị phân tâm bởi một bộ phim bạn yêu thích, điều này sẽ để lại hậu quả gì? Việc này sẽ rất dễ gặp nếu các bạn không có chủ đích rõ ràng khi bắt tay vào làm.
Vậy nên phải tìm cho mình một lí do thúc ép bản thân phải bắt tay vào làm, và hãy đặt thời gian ước chừng cho một công việc nhất định. Sức ép từ hậu quả và thời gian sẽ làm tăng kích thích não bộ và đẩy tiến độ hoàn thành công việc nhanh hơn.
Thay đổi cách nhìn nhận
Có một sự thật con người thường đối mặt với công việc với một cách nhìn tiêu cực và chán nản, Điều này vô hình chung sẽ làm giảm độ nhiệt huyết đối với công việc và khiến bạn không thể nào có hứng thú để làm việc chăm chỉ được. Thái độ nhìn nhận vấn đề chiếm đến 60% hạnh phúc trong cuộc sống. Nếu bạn làm việc với một thái độ vui vẻ, cái nhìn tích cực thì công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và thoải mải, tạo động lực cho bạn làm việc chăm chỉ và tăng hiệu quả công việc lên mức tối đa.
Giao tiếp
Luyện tập kỹ năng giao tiếp sẽ giúp công việc của bạn trở nên dễ thở hơn rất nhiều. Bất kể bạn là freelancer, là CEO hay là nhân viên thì sẽ có lúc bạn phải làm việc và hợp tác với người khác. Khi đó, kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn truyền đạt một cách chính xác nhất và tránh những trường hợp lãng phí thời gian do hiểu lầm ý của nhau. Bên cạnh đó, bạn sẽ được mọi người hỗ trợ tốt nhất để hoàn thành phần việc của mình.
Xem thêm tại Luật lao động