Stress công việc – Chuyện không của riêng ai

0
2371

Hiện nay, theo thống kê Việt Nam có đến 15% dân số bị mắc chứng rối loạn do Stress, trong đó phổ biến nhất chính là Stress công việc. Để bắt kịp sự phát triển ưu việt của nền công nghệ hiện đại hóa, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và tiến bộ, đồng thời cũng thúc đẩy các nhân viên lao động trong công ty tích cực phát triển, tăng năng suất công việc.

stress công việc
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Tuy nhiên, điều này vô hình chung đã trở thành một gánh nặng gây sức ép đối với các nhân viên, khiến họ cảm thấy Stress công việc nặng nề. Stress công việc được tích tụ qua năm tháng, khó ai có thể tự nhận ra và nếu không được cải thiện kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu được điều đó, Luatlaodong.vn sẽ cùng các bạn đi vào tìm hiểu Stress công việc là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến Stress công việc? Làm sao để vượt qua Stress công việc khi mới đi làm và cách để giảm thiểu vấn đề Stress công việc là gì? 

Stress công việc là gì?

Stress công việc là những lo lắng, áp lực, căng thẳng từ chính những sự việc xung quanh môi trường làm việc như: tiến độ công việc, deadline hoàn thành,… hoặc từ những nhân tố khách quan khác như áp lực về đồng nghiệp, áp lực về sếp, hay chính người bệnh tự tạo áp lực cho bản thân. Vậy nguyên nhân dẫn đến Stress công việc là gì? Hãy cùng Luatlaodong.vn tìm hiểu qua TOP 6 nguyên nhân dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến Stress công việc

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Stress công việc, thông thường Stress công việc sẽ được chia ra làm 3 trường hợp. Một là các nguyên nhân từ yếu tố bên trong, xuất phát từ chính công ty, hai là các nguyên nhân từ bên ngoài, và cuối cùng là nguyên nhân từ chính nội tại bản thân.

Tuy nhiên, Stress công việc không phải được xuất hiện ngay trong một thời điểm. Chứng rối loạn – Stress nói chung và Stress công việc nói riêng đều được tích tụ qua năm tháng, được cấu thành từ sự lo lắng, áp lực và căng thẳng của người bệnh.

Tiến độ làm việc 

Một trong những nguyên nhân yếu tố bên trong dẫn đến Stress công việc chính là tiến độ  làm việc tại công ty. Đa số trong các môi trường doanh nghiệp làm việc hiện đại đều yêu cầu nhân viên phải có một sự nhanh nhẹn, tự giác và tiến độ làm việc nhanh chóng, hiệu quả cao.

Tuy nhiên, khả năng xử lí công việc, nắm bắt thông tin của mỗi người là khác nhau, những người yếu hơn phải thúc ép bản thân bắt kịp với tiến độ công việc và tự nhồi nhét bản thân. Việc này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mông lung, họ nghi ngờ vào năng lực bản thân và cảm thấy tự ti.

Môi trường làm việc khắt nghiệt, cạnh tranh 

Lịch trình dày đặc, khối lượng công việc quá tải, nhân viên cạnh tranh lẫn nhau, mâu thuẫn trong công việc,…Bạn phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ để tạo cơ hội cho chính mình. Nhất là những người làm nghề nhân viên sales, nhân viên tài chính, … sẽ dễ dàng khiến bạn gặp phải căng thẳng trong công việc.

Bên cạnh đó, để bắt kịp tiến độ và tăng giá trị bản thân trong công việc, một số người không ngừng thúc ép bản thân và ôm quá nhiều công việc về mình. Điều đó khiến bạn luôn phải trong tình trạng chạy đua với thời gian, gồng mình chịu đựng. Ngoài ra, Stress công việc còn đến từ phía cấp trên, nếu sếp của bạn là một người khắt khe, cầu toàn trong việc sẽ đòi hỏi ở bạn nhiều vấn đề hơn. 

stress công việc
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Rào cản giao tiếp trong công việc 

Không thể phủ nhận việc một người có thể sử dụng khôn khéo ngôn ngữ là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn giảm thiểu được những việc phiền toái. Thiếu khả năng giao tiếp trong công việc, bạn sẽ chỉ mãi như một con rùa thu mình trong vỏ bọc, mất đi sự tự tin đứng trước đám đông, không dám phản bác cũng không dám bày tỏ giành lợi ích về cho bản thân. 

Nghiêm trọng hơn, nếu bạn không có đủ can đảm nói “Không” thì sẽ rất dễ trở thành đối tượng bị chèn ép trong công việc. Việc này sẽ khiến bạn ôm đồm quá nhiều công việc về phần mình, mệt mỏi và căng thẳng kéo dài dẫn đến tình trạng Stress công việc nặng nề. 

stress công việc
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Thiếu sự động viên từ gia đình 

Một trong những nguyên nhân mang yếu tố bên ngoài chính là từ phía gia đình. Gia đình luôn là nguồn động lực to lớn, nhằm kích thích, hỗ trợ khả năng ham muốn làm việc. Người được gia đình động viên khả năng Stress công việc sẽ thấp hơn so với người không được gia đình ủng hộ, mặc dù áp lực và căng thẳng từ công việc là như nhau.

Như vậy, có thể thấy sự động viên, cổ vũ của gia đình là một liều thuốc giúp cho người bị trầm cảm công việc vô cùng tốt. Ngược lại, nếu người bệnh phải chịu sức ép nặng nề công việc, cộng thêm việc bị gia đình ngó lơ, không quan tâm sẽ khiến cho bệnh Stress công việc ngày một nghiêm trọng hơn. Đây là một trong những nguyên nhân mà ít ai để ý đến nhưng lại có tác động to lớn. 

Mất cân bằng giữa công việc và đời sống

Cuộc sống hiện đại, bộn bề luôn hối thúc con người phải bận rộn, xoay cuồng với công việc. Dần dần con người quên đi một cách giúp giảm tình trạng Stress công việc đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, đó là tìm lại niềm vui trong chính cuộc sống của mình.

Đặc biệt hơn, có những trường hợp quên ăn quên ngủ, vùi mình vào công việc, họ quên đi cách tận hưởng cuộc sống và chăm lo cho bản thân. Điều này là một sự tra tấn khủng khiếp cả về sức khỏe lẫn tinh thần, góp phần khiến cho bệnh Stress công việc ngày một trầm trọng.

stress công việc
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Thiếu sự kiểm soát

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến áp lực công việc chính là cảm giác không kiểm soát được các nhiệm vụ và trách nhiệm công việc. Việc hàng ngày phải giải quyết số lượng công việc quá nhiều với năng lực và thời gian của bản thân sẽ khiến người bệnh không tránh khỏi những căng thẳng mệt mỏi, đồng thời việc phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái áp lực kéo dài.

Ví dụ như khi bạn chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo để cấp trên phát biểu vào buổi họp lúc 4 giờ chiều. Bạn đã đợi các dữ liệu cần thiết từ sáng, nhưng phải đến 3 giờ 15 phút mới nhận được các dữ liệu này, khiến bạn lại phải vội vã hoàn tất mọi thứ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Mặc dù đã hoàn thành trách nhiệm nhưng chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy tức giận và bức bối trong lòng. Và điều này xảy ra không chỉ một lần, dẫn đến áp lực công việc.

Vượt qua Stress công việc khi mới đi làm thế nào?

Hầu hết các bạn trẻ sau khi ra trường, luôn muốn tìm cho mình một công việc việc nhẹ lương cao, không áp lực. Tuy nhiên, áp lực luôn song hành cùng năng lực. Nếu muốn một công việc với mức lương khủng đồng nghĩa với việc bạn phải có sức chịu đựng áp lực công việc cao, năng lực càng lớn, áp lực công việc càng nhiều.

Để có thể đồng hành cùng công việc lâu dài, bạn cần phải có một tâm lý chuẩn bị vững vàng và luôn thủ sẵn cho mình bí kíp để vượt qua Stress công việc. Dưới đây là một vài lời khuyên mà Luatlaodong.vn dành cho các bạn trẻ mới đi làmnhững người đang bị Stress công việc, mời quý vị cùng tham khảo.

Xem thêm về đãi ngộ của công ty

Cách giảm Stress khi làm việc?

Kiểm soát cảm xúc 

Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm để giảm Stress công việc chính là học cách điều chỉnh cảm xúc, cân bằng tâm trạng của mình. Nếu như bạn rơi vào tình trạng căng thẳng với khối lượng công việc quá nhiều, hãy bình tĩnh và hít sâu thở ra ba lần, phân nhỏ khối lượng công việc, ưu tiên cái nào quan trọng làm trước và cân nhắc thời hạn hợp lý. 

Việc lấy lại bình tĩnh và giữ một tâm trạng cân bằng sẽ giúp bạn có thể thoải mái đối diện với công việc hơn. Đừng vội rối trí hay cảm thấy mông lung, chán nản, việc này sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng bế tắc, Stress công việc nhanh hơn. Thay vào đó, hãy thử cho phép bản thân đi dạo một vòng, hay nghe một bản nhạc yêu thích trước khi bắt tay vào làm việc. Điều này tuy nhỏ nhưng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với bạn.

Mẹo giảm stress công việc
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Đầu tư sức khỏe

Có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe tốt mới có thể giúp bạn có năng lượng tràn trề khi làm việc. Ngoài việc tập trung vào công việc, bạn cũng phải cần đầu tư và yêu thương sức khỏe bản thân nhiều hơn.

Hãy trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân mỗi ngày bằng cách thực hành lối sống khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần:

  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng uể oải nhanh nhất. Khi bạn thiếu ngủ, các tế bào não không được tái tạo, não bộ của bạn sẽ hạn chế, không thể suy nghĩ một cách sáng suốt. Do vậy, hãy rèn luyện thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Khung giờ vàng cho giấc ngủ là trước 11 giờ tối, và cố gắng ngủ ít nhất 7-9 tiếng mỗi đêm, ngay cả vào cuối tuần.
  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất sẽ não bộ sản sinh endorphin – hormone này giúp đánh bại căng thẳng, cải thiện tâm trạng và làm dịu sự lo lắng. Mỗi sáng bạn có thể đặt mục tiêu đi bộ 1km quanh nhà, hay tập cardio trong 15 phút. Dù bạn bận rộn đến thế nào đi nữa cũng đừng bỏ qua thói quen “tạo niềm vui” này nhé! 
  • Ăn vặt “healthy – balance”: Vào những ngày tâm trạng thất thường, bạn sẽ có xu hướng thèm đồ ngọt hoặc những món chiên rán vì mang đến cảm giác vừa ngon miệng, vừa vui vẻ nhưng sau đó… tâm trạng của bạn vẫn y như cũ (đó là chưa kể nếu ăn uống theo cảm xúc sẽ dẫn đến tình trạng số cân càng lên – niềm vui càng xuống). Khi cảm thấy “buồn miệng” hãy chọn những món ăn lành mạnh hơn như trái cây, các loạt hạt hoặc sữa chua.

Chia sẻ cùng gia đình, đồng nghiệp

Việc im lặng chịu đựng áp lực công việc trong một thời gian là một trong những đường tắt khiến bạn gần hơn với Stress công việc. Thay vào đó, hãy thử tìm những người trong gia đình, đồng nghiệp mà bạn tin tưởng để có thể thoải mái tâm sự, bày tỏ nỗi lòng và tìm lời khuyên, sự động viên từ họ. Lắng nghe và khích lệ lẫn nhau sẽ giúp cho trái tim bạn đưỡ xoa dịu, nỗi lo lắng và mệt mỏi từ công việc cũng sẽ dần được giảm bớt đáng kể. 

Dành thời gian cho bản thân

Phương pháp này còn có tên gọi khác là “Lùi một bước để tiến lên ba bước”. Bên cạnh việc ngày đêm miệt mài làm việc, hãy dành thời gian cho bản thân để thư giãn. Cho phép bản thân được nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn, được làm những việc mình yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian này để ngẫm nghĩ lại xem bản thân đạt được gì và thiếu những gì trong công việc, nhằm hỗ trợ cho công việc được dễ dàng hơn. 

Việc hiểu rõ bản thân sẽ giúp cho bạn có được nguồn động lực thúc đẩy và định hướng đường đi một cách đúng đắn hơn. Đây là một trong những phương pháp tối ưu hỗ trợ cho việc giảm thiểu bệnh Stress công việc. 

Xem thêm tại Luật lao động 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây