Ký Hợp đồng Lao động đối với các trường hợp biệt phái.

0
2330

Xin chào V-Law mình có 1 câu hỏi muốn nhờ V-Law tư vấn giúp mình: Hiện nay công ty mình vừa tiếp nhận một số trường hợp biệt phái về công ty từ các đơn vị thành viên, Các trường hợp biệt phái được bổ nhiệm vào các vị trí Giám đốc – phó Giám đốc – kế toán trưởng – trưởng phòng và thành viên Hội đồng quản trị chuyên trách tại công ty. Vậy với các trường hợp trên thì Công ty có phải thực hiện việc ký Hợp đồng lao động với các đối tượng đó không?

Câu hỏi tư vấn Ký Hợp đồng Lao động:

Xin
chào V-Law Mình có 1 câu hỏi muốn nhờ luật Minh Gia tư vấn giúp mình: Hiện nay công ty mình
vừa tiếp nhận một số trường hợp biệt phái về công ty từ các đơn vị thành viên, Các trường hợp biệt
phái được bổ nhiệm vào các vị trí Giám đốc – phó GĐ – kế toán trưởng – trưởng phòng và thành viên
HĐQT chuyên trách tại công ty. Vậy với các trường hợp trên thì Công ty có phải thực hiện việc ký
HĐLĐ với các đối tượng đó không?

Trả lời tư vấn Ký Hợp đồng Lao động:

Cảm
ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi V-Law, chúng tôi xin tư vấn cho
trường hợp của bạn như sau:

Trong trường hợp của bạn, chúng
tôi cho rằng đây là trường hợp biệt phái người lao động thay vì biệt phái viên chức.
Theo đó, chúng tôi xin được giải quyết vấn đề của bạn như sau:

Trên thực tế, việc ký hợp đồng
lao động mới hay không phụ thuộc phần lớn vào ý chí của các chủ thể trong quan hệ
hợp đồng lao động. Nếu xét thấy các trường hợp biệt phái này cần thiết phải ký một
hợp đồng khác với công ty được biệt phái đến, thì hai bên sẽ thực hiện giao kết hợp
đồng lao động.

Còn trong trường hợp xét thấy
việc ký một hợp đồng lao động với công ty được biệt phái đến là không cần thiết, bởi
bản chất của biệt phái là cá nhân được cử đi làm việc tại một đơn vị khác, trong
một thời gian nhất định rồi sẽ quay lại làm việc ở đơn vị cũ, thì cũng có thể xem
xét để không cần ký thêm hợp đồng khác.

Ngoài vấn đề về ý chí thỏa
thuận của hai bên, chúng tôi cũng xin đưa ra một hướng giải quyết khác dựa trên mối quan
hệ của hai công ty – công ty cử người lao động biệt phái và công ty người lao động được
biệt phái đến như sau:

Bạn có đề cập đến “công ty mình
vừa tiếp nhận một số trường hợp biệt phái về công ty từ các đơn vị thành viên” nhưng không thể
hiện rõ mối quan hệ giữa công ty bạn và “các đơn vị thành viên” ở đây là gì. Là công
ty mẹ với công ty con hay giữa các công ty cùng trực thuộc một tổng công ty với
nhau.

Nếu các cá nhân trên được biệt
phái từ tổng công ty mẹ xuống làm việc tại công ty bạn (là công ty con) thì giữa hai
công ty có mối quan hệ tương tác, phụ thuộc nên không nhất thiết phải ký một hợp đồng
lao động mới trong trường hợp này. Vì việc thực hiện chế độ làm việc và đãi ngộ
đối với các cá nhân biệt phái ở công ty mẹ với công ty con đã được quy định chặt chẽ
theo các chế định cụ thể của nội quy công ty. Hoặc nếu nội quy hay các văn bản khác
của công ty không thể hiện điều này, thì giữa công ty mẹ và công ty con vẫn luôn tồn
tại sự liên kết và ràng buộc, nên việc ký một hợp đồng mới đối với các cá nhân
biệt phái trong trường hợp này là không cần thiết.

Còn trong trường hợp công ty bạn
và công ty cử người lao động biệt phái đến là các công ty thành viên của một tổng công
ty. Thì lúc này, giữa công ty bạn và công ty cử cá nhân biệt phái độc lập với nhau về
mặt pháp lý và tổ chức hoạt động, có thể có sự khác biệt trong đãi ngộ và chế độ
làm việc của nhân viên. Do đó, việc giao kết một hợp đồng lao động mới với những
trường hợp biệt phái là cần thiết để thống nhất giữa các bên về những thay đổi hay
phát sinh mới khi người lao động biệt phái đến đơn vị khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp,
bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số
điện thoại liên hệ: 
1900.6198 để được hỗ trợ kịp
thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây