Hỏi về chế độ tai nạn lao động cho người lao động

0
1176
Hỏi về chế độ tai nạn lao động cho người lao
động. Điều kiện hưởng tai nạn lao động.


Tóm tắt câu hỏi chế độ tai nạn lao động cho người lao động:

Tôi làm việc tại công ty xây dựng công trình
ngầm. Công ty thuỷ điện Sông Đà. Tôi bị tai nạn lao động gãy 10 xương sườn từ số 5 đến 11.
Trong giấy chứng nhận thương tật – TNLĐ của tôi có ghi: thương tật hạng: Bốn. Trước kia tôi có
được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng mấy năm trở lại đây tôi không được hưởng chế độ bảo hiểm
nữa. Vậy tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không? Hiện nay bệnh cũ của tôi lại tái
phát. Tôi có được đi khám lại để xác định tỷ lệ thương tật hay không? Tôi được hưởng những
quyền lợi gì?

Luật sư tư vấn chế độ tai nạn lao động cho người lao động:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư vấn:

Căn cứ Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội
2014 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động
khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

 

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm
việc;

 

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi
thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

 

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm
việc trong khoảng thời gian và tuyến đườnghợp lý.

 

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị
tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

 

Như bạn trình bày, bạn bị tai nạn lao động, nếu bạn
đảm bảo các điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định Luật bảo
hiểm xã hội 2014.

Căn cứ vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của bạn
để xác định bạn được hưởng chế độ như thế nào?

* Nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến
30% thì bạn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 46 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Mức trợ
cấp một lần được quy định như sau:

– Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05
lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ
sở;

– Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản
2

Điều
46
,
còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống
thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng
tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều
trị.

*

* Nếu bạn bị suy giảm khả năng lao
động từ 31% trở lên thì bạn được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều
47
. Mức trợ cấp
hàng tháng được quy định như sau:

 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
qua tổng đài:

1900.6198

– Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng
30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ
sở;

– Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản
2

Điều
47
,
hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một
năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3%
mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều
trị.

Như bạn trình bày, bạn bị tai nạn lao động gẫy
10 xương sườn từ số 5 đến 11, được chứng nhận thương tật hạng 4. Theo Bảng 4 Thông
tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và
bệnh nghề nghiệp như sau:

– Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc gãy sáu
xương sườn trở lên, can tốt – tỉ lệ 10-15%

– Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu –
16-20%

Có thể xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể
của bạn từ 16% – 20%. Tuy nhiên, đây chưa phải là kết quả cuối cùng. Kết quả suy giảm khả năng
lao động làm căn cứ để hưởng chế độ tai nạn lao động là kết quả từ phía cơ quan y tế.

Căn cứ Điều 45
quy định g
iám định mức suy giảm khả năng lao động như
sau:

“1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:

 

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn
định;

 

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được
điều trị ổn định.”

 

Như vây, nếu vết thương cũ tái phát thì bạn có quyền
giám định lại mức suy giảm khả năng lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây