Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đối với người lao động

0
1185
Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đối với
người lao động. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.


Luật sư tư vấn Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đối với người lao động:

* Nguyên tắc cho vay vốn đối với người lao động
quy định tại Điều 22 Nghị định
như sau:

– Bảo đảm đúng đối tượng, vì mục tiêu hỗ trợ tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

– Bảo toàn vốn.

– Thủ tục đơn giản, công khai, minh
bạch.

Mức vay vốn quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định
61/2015/NĐ-CP cụ thể đối với người lao động thì mức vay vốn tối đa là 50 triệu
đồng.

Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng. Thời hạn vay
vốn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu
kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.

Căn cứ Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về
lập hồ sơ vay vốn như sau:

– Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có
nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao
dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi
thực hiện dự án.

– Hồ sơ vay vốn:

+ Đối với người lao động:

++ Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp;

++ Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên
quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có).

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay
vốn gồm:

++ Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi thực hiện dự án;

++ Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp đồng hợp tác, giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh;

++ Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên
quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có);

++ Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm (nếu
có).

Căn cứ Điều 29 Nghị định
61/2015/NĐ-CP quy định về thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn như sau:

– Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quản lý:

 

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật hành chính qua tổng đài:

1900.6198

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt.
Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách
xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.

– Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực
hiện chương trình quản lý:

+ Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn,
Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ
chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê
duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng
Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.

* Thu hồi và sử dụng vốn vay được quy định tại
Điều 30 Nghị định 61/2015/NĐ-CP như sau:

– Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương phối hợp
với các cơ quan liên quan thu hồi cả gốc và lãi của vốn vay khi đến hạn, đối tượng vay có thể thỏa
thuận trả vốn vay trước hạn. Trong quá trình cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, tổ chức thực hiện chương trình kiểm
tra, giám sát nếu phát hiện vốn vay được sử dụng không đúng mục đích, không bảo đảm chỉ tiêu tạo
việc làm theo dự án vay vốn trong thời gian vay vốn thì báo cáo với cơ quan phê duyệt hồ sơ vay vốn
ra quyết định thu hồi vốn vay trước thời hạn.

– Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn vay đã
thu hồi để cho vay, hạn chế vốn tồn đọng.

– Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nguồn
vốn vay giữa các địa phương, các tổ chức thực hiện chương trình, Ngân hàng Chính sách xã hội báo
cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách
nhiệm chuyển nguồn vốn vay theo quyết định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật dân sự của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây