Hình thức tổ chức của cơ chế ba bên

hình thức tổ chức, vận hành, cơ chế ba bên, hội đồng lương, ủy ban quan hệ lao động, tranh chấp lao động, hành động công nghiệp

0
1783

Cơ chế ba bên là gì?

Cơ chế ba bên là một cơ chế khá linh hoạt, cách thức tổ chức và vận hành của nó thể hiện khá rõ điều này. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, cơ chế ba bên có thể được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Những hình thức tổ chức thông dụng thường là: Ủy ban quan hệ lao động, hội đồng ba bên quan hệ lao động (hoặc hội đồng ba bên về hoà bình công nghiệp với những chức năng, nhiệm vụ phù hợp. Dưới đây sẽ đề cập tới một số hình thức tổ chức đó.

Ủy ban quan hệ lao động

Uỷ ban quan hệ lao động là một cơ cấu thông dụng nhất của cơ chế ba bên. Đó là một cơ quan do nhà nước thành lập với chức năng rộng rãi, gồm: tư vấn chính sách, thực thi pháp luật về quan hệ lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động. Uỷ ban quan hệ lao động được thành lập gồm thành phần pháp định với số lượng đại diện của các bên trong quan hệ công nghiệp,đó là: nhà nước – người lao động – người sử dụng lao động. Tỉ lệ tham gia của phía nhà nước luôn luôn cao hơn các bên trong quan hệ lao động, về tính chất, uỷ ban quan hệ lao động không phải là một cơ quan hành chính nhà nước mà là một cơ cấu hỗn hợp. Chính điều này cũng đã thể hiện phần nào tính phức tạp của uỷ ban quan hệ lao động.

Hội đồng lương (cấp quốc gia, cấp vùng…)

Có quốc gia tiến hành nghiên cứu và đã thành lập cơ cấu ba bên không phải theo cách chung chung mà đi vào từng vấn đề hoặc chú trọng đến cụm vấn đề có tính mấu chốt của quan hệ lao động như việc làm, tiền lương, trong đó tiền lương là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt. Vì thế, việc thành lập “ hội đồng lương” là giải pháp rất được ưa chuộng. Với tư cách là một cơ quan thống nhất, gồm đại diện của các bên: nhà nước – người lao động – người sử dụng lao động, hội đồng lương thường giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền lương, phụ cấp… nói chung là các khoản tiền liên quan đến tiền lương của người lao động.

Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp lao động và các hành động công nghiệp (industrial actions)

Gồm các thiết chế 3 được thành lập với chức năng giải quyết các tranh chấp lao động các cuộc đình công và bế xưởng. Các thiết chế đó gồm cả cơ được thành lập với chức năng giải quyết các tranh chấp lao động các cuộc đình công và bế xưởng. Các thiết chế đó gồm cả cơ
Sự vận hành của các cơ cấu thuộc cơ chế ba bên có những biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ đã được xác định. Song, dù có khác nhau như thê nào đi chăng nữa, các cơ cấu ba bên đều vận hành trên cơ sở các quy tắc, các quy chế, quy đinh thống nhất. Nếu là các uỷ ban ba bên, thông thường một quy tắc thành văn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành sẽ là Cơ sở hoạt động có tính chất bắt buộc. Các cơ cấu tài phán ba bên về quan hệ lao động đều phải hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy tắc chung thống nhất về thủ tục, trình tự, thẩm quyền… nhằm tạo ra kỉ cương và sự công bàng trong các phán quyết. Các quy tắc chung đó cũng là do nhà nước đặt ra. Cũng có trường hợp một thiết chế tài phán lao động được tổ chức và hoạt động không trực tiếp dựa trên các quy tắc do nhà nước ban hành mà lại dựa trên các quy tắc do nó tự đặt ra. Điều này tồn tại đối với các thiết chế tài phán lao động tự nguyện mà không thể là một cơ cấu tài phán ba bên như đã đề cập.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây