Giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động là đúng hay sai?

0
2034

Giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động, ngoài việc bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 25.000.000, người sử dụng lao động còn có thể bị buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Người sử dụng lao động có được giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau: “1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. 2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. 3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động”.

Như vậy, hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động là một hành vi bị ”cấm” theo quy định của pháp luật lao động. Như vậy nếu như trong trường hợp hợp đồng lao động có điều khoản quy định việc người lao động phải nộp lại văn bằng, chứng chỉ gốc thì điều khoản đó bị vô hiệu, các bên có nghĩa vụ phải sửa đổi quy định đó.

Hợp đồng cộng tác viên
Luật sư tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

Mức xử phạt hành vi giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động; 3. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này”.

Như vậy, ngoài bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 25.000.000, người sử dụng lao động còn bị buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.

Trình tự, thủ tục yêu cầu công ty trả lại văn bằng, chứng chỉ gốc

Để lấy lại hồ sơ gốc, người lao động cần đến trực tiếp yêu cầu công ty trả lại hồ sơ gốc cho mình. Nếu công ty không trả thì cần nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền để xử phạt hành chính công ty theo quy định trên và cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc công ty đó trả lại hồ sơ gốc cho người lao động. Cụ thể là người lao động có thể làm đơn gửi đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở làm việc của công ty để xử phạt hành vi vi phạm hành chính của công ty.

Trong trường hợp người lao động không làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm, nếu trong quá trình giữ bằng, doanh nghiệp làm mất bằng thì pháp luật lao động không thể bảo vệ được. Nếu trường hợp doanh nghiệp đồng ý bồi thường thì chỉ có thể bồi thường chi phí xin cấp lại bản sao bằng, ngoài ra có thể tính đến những thiệt hại phát sinh do người lao động không có Bằng gốc, hoặc bị chậm Bằng (bản sao), và những khoản bồi thường này là do thỏa thuận.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây