Giải quyết vụ án Hình sự trong hợp đồng lao động

0
1182

Giải quyết vụ án Hình sự trong hợp đồng lao động

Tóm tắt câu hỏi:

Em  là quản lý của một cửa hàng, có ba nhân viên nữa. Nhưng đây là ba nhân viên mới nên chưa ký hợp đồng lao động. Ba người này lấy hàng đem bán lấy tiền rồi nghỉ việc. Tổng trị giá mất 50 triệu. Công ty sẽ quy hết trách nhiệm cho em vì em có ký hợp đồng lao động còn ba người kia thì không. Luật sư cho em hỏi: Nếu ra pháp luật thì vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Qua vụ việc của bạn có thể thấy được rằng vụ việc đã chuyển từ vụ việc lao động sang trộm cắp tài bởi vì tổng giá trị bị mất đã lên đến 50.000.000 đồng và hành vi phạm tội được thực hiện bởi 3 ba nhân viên làm tại cửa hàng. Qua đó có thể thấy được dấu hiệu phạm tội của 3 người là rõ ràng và hậu quả mà họ gây ra thiệt hại về tài sản cho công ty.

Có thể thấy được rằng 3 nhân viên của bạn đã biết được rằng chưa ký kết hợp đồng lao động có nghĩa là chưa ràng buộc về mặt pháp lý với công ty. Do đó nên họ đã lập kế hoạch cụ thể  về vụ việc ăn trộm hàng hóa đem bán lấy tiền có giá trị lên đến 50.000.000 đồng. Hành vi này là hành vi trộm cắp có tổ chức được lên kế hoạch cụ thể bởi 3 người. Theo quy định của Bộ Luật Hình Sự 1999.

Điều 138 :

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ căn cứ của pháp luật có thể thấy được rằng 3 nhân viên của bạn đã có đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự. Ngoài ra có thể thấy được 3 nhân viên này còn có tình tiết tăng nặng theo điểm a, khoản 2 điều 138 Bộ Luật Hình Sự 1999: “phạm tội có tổ chức“.

Còn với trường hợp của bạn thì bạn có thể bị khiển trách trách trước ban lãnh đạo công ty bởi vì bạn là người quản lý trực tiếp của 3 nhân viên trong cửa hàng,vì đã không quản lý tốt nhân viên của mình chứ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vụ việc mà công ty đã đưa ra.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ để được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây