Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do sáp nhập

0
1157

Tôi làm việc tại công ty A hơn 10 năm, sau đó vì làm ăn thua lỗ nên công ty A bán cho công ty B. Và tôi vẫn được tiếp tục ký phụ lục hợp đồng lao động là không xác định thời hạn theo hợp đồng thời hạn ký tại công ty A.

Tuy nhiên, khi làm việc tại công ty B được một năm thì nhân sự tại
công ty B thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với tôi với lý do sát nhập, chuyển đổi không bố trí,
sắp xếp được công việc khác cho tôi và thoả thuận bồi thường cho tôi một tháng lương làm việc. Vậy
trong trường hợp này xin Luật sư tư vấn giúp tôi, công ty B bồi thường như vậy là đúng theo pháp
Luật quy đinh không?. Trường hợp khác thì tôi được hưởng mức bồi thường là bao nhiêu từ công ty B,
ngoài các chế độ liên quan khác mà tôi được hưởng?. Rất cám ơn Luật sư!

Trả lời tư vấn Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn đến V-Law. Với trường hợp của anh chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trường hợp phía công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với bạn vì lý do công ty
sáp nhập và không thển bố trí được công việc cho người lao động thì theo quy định tại Điều 45
Bộ luật lao động năm 2012 thì:

1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp,
hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động
hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người
sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy
định tại Điều 46 của Bộ luật này.”

Như vậy, nếu công ty bạn muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường
hợp này thì phải lập phương án sử dụng lao động và có sự tham gia của đại diện người lao động khi
lập phương án. Nếu không lập phương án sử dụng lao động theo quy định này thì được coi là công ty
đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật thì NSDLĐ có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 42 BLLĐ như sau:

 

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả
tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng
với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì
ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp
thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người
lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và
trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi
thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng
lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp
đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại
khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải
bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong
những ngày không báo trước. 

Trường hợp công ty
có lập phương án sử dụng lao động theo quy định thì công ty chỉ có nghĩa vụ trả trợ cấp mất
việc làm cho người lao động, cứ mỗi năm làm việc tương ứng với 1 tháng tiền lương. Khoảng thời gian
tính hưởng trợ cấp mất việc làm là khoảng thời gian người lao động làm việc thực tế cho công ty,
trừ đi khoảng thời gian có đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động với lý do sáp nhập
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn
vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây