Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

0
1204

Nội dung câu hỏi Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Cho tôi hỏi trường hợp Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường thiệt hại cho người lao động như thế nào? pháp luật Lao động quy định về trường hợp này như thế nào mong tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời câu hỏi Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động năm 2012 về
nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như
sau:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động
đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động
không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy
định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều
48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng
ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định
tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng
02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động
vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương
lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một
khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”.

Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường trong trường hợp này là tiền
lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Việc nhận tiền bồi thường thiệt hại cho người lao động trong trường
hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không làm ảnh hưởng
đến việc hưởng trợ cấp thôi việc (nếu có) của người lao động.

 

Tư vấn quy định về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật

————

Trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ?

Kính thưa luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp doanh
nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp của em “người lao động là người nước
ngoài.” Đầu tiên là kí hợp đồng 06 tháng ( từ 15/03/201x- 14/09/201x); sau đó kí tiếp hợp đồng 01
năm (từ 15/09/201x- 14/09/201x). Nhưng  nay ngày 19/12/201x,  doanh nghiệp báo muốn
em chấm dứt hợp đồng vào ngày 16/01/201x mà không lý do thoả đáng. Vậy cho em hỏi trong trường
hợp này doanh nghiệp phải bồi thường như thế nào? Và nghỉ vào thời điểm trước tết thì em có được
nhận lương tháng 13  hay không? Nhờ luật sư giải đáp giúp ạ. Chân thành cám ơn!

Trả lời Trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ?

Trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
luật thì thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao
động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao
động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì
ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp
thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người
lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và
trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi
thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng
lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp
đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại
khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi
thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây