Công ty có phải trả lương những ngày người lao động tự ý nghỉ việc?

0
1248

 

Em chào V-LAw! Công ty em có gặp trường hợp như thế này, em nhờ anh hay chị tư vấn giúp em. Em cảm ơn nhiều. Có 1 công nhân con bị viêm phổi phải nhập viên, nhưng có nhờ người thông báo là xin nghỉ 1 ngày nhưng ở dưới xưởng, cán bộ không kí, nên nhân sự không nhập phép được.

Nhưng người công nhân ấy lại nghỉ liên tục 1 tuần, không thông báo
cho công ty. Sau 1 tuần, nguời công nhân ấy đi làm, có xuất trình giấy nhập viện với xuất viện của
con cho cán bộ dưới xưởng, nhưng người cán bộ ấy không chấp nhận, vì không thông báo xin nghỉ. Nhân
sự thấy người này nghỉ 7 ngày không phép nên cho nghỉ việc, nhưng mấy ngày sau người này làm đơn tố
tụng về việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.  Nhận thấy người nhân sự này làm
sai luật lao động nên em có thông báo cho Giám đốc và đã cho người công nhân này đi làm lại nhưng
đến khi đi làm người này lại đòi công ty phải trả lương đầy đủ cho những ngày công ty cho nghỉ.
Công ty không đồng ý, và người công nhân ấy đòi kiện công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng và bắt
bồi thường hợp đồng. Vậy trường hợp này công ty em có phạm luật không? và nếu có kiện thì công ty
có phải bồi thường không? Em cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn
tới V-Law chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì người cán bộ xuổng của công ty bạn
đã cho người công nhân đó nghỉ việc với lí do nghỉ liên tục 1 tuần không có lý do. Theo quy định
tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử
dụng lao động áp dụng trong trường hợp:

“3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng
hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên
tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: kỷ luật sa thải với người lao động
tự ý bỏ việc:

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường
hợp sau:

“b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố
chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, việc người công nhân đó tự ý nghỉ việc 1 tuần với lý do
con ốm có đầy đủ giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh cho con thì người sử dụng lao động không
được ra quyết định sa thải, vì việc tự ý nghỉ việc này có lý do chính đáng theo quy định của pháp
luật.

Điều 42 Bộ luật lao động 2012 quy định Nghĩa vụ của người sử dụng
lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao
động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao
động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì
ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp
thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người
lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và
trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi
thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng
lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp
đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại
khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải
bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong
những ngày không báo trước”

Như vậy, công ty có nghĩa vụ trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo
hợp đồng lao động. Nếu công ty không thực hiện thì người lao động hoàn toàn có cơ sở để khởi kiện
công ty.

Chúng tôi tư vấn trong trường hợp công ty đã có quyết định đơn
phương chấm dứt hợp đồng thuộc về người có thẩm quyền. Nếu quyết định chấm dứt không thuộc về người
có thầm quyền thực sự thì công ty không bị coi là đơn phương chấm dứt trái luật vì thông tin bạn
cung cấp chưa rõ ràng vì bạn chỉ cung cấp thông tin: “Nhân sự thấy người này nghỉ 7 ngày không
phép nên cho nghỉ việc”
chưa nói rõ là cho nghỉ việc như nào? Có quyết định hay không? Người
nhân sự này có thẩm quyền hay không?

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Công ty có phải trả lương những ngày người lao động tự ý nghỉ việc?. Nếu còn
vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ
phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên
hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ
kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây