Có được thỏa thuận không đóng BHXH với người lao động không?

0
1242

 

Luật sư tư vấn về việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Xử phạt hành chính đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Nội dung cần tư vấn:

Theo luật công ty phải tham gia bảo hiểm cho người lao động trong thời gian tối đa là bao nhiêu
ngày kể từ khi sử người lao động. Nếu công ty không đóng có vi phạm gì không? nếu có thì hình thức
xử phạt là như thế nào? Nếu người lao động không muốn tham gia bảo hiểm thì xử lý thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến V-Law.
Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, Điều 6 Khoản 2 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người
sử dụng lao động như sau:

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động,
tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện
nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ
báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về
lao động ở địa phương;

đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật
về bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, Điều 1 Khoản 10 Quyết định số 1018/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung một số nội dung tại các
quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có quy định như
sau:

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

10.1. Sửa đổi bổ sung tiết 1.2 Khoản 1 như sau:

“1.2. Nộp hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng:

a) Trường hợp giao dịch hồ sơ điện tử, thực hiện kê khai và chuyển hồ sơ theo quy định về giao
dịch điện tử;

b) Trường hợp trao đổi, đối chiếu thông tin qua mạng internet thì lập hồ sơ theo quy định
tại Điều 17, Điều 18 mỗi tháng một lần để chuyển cho cơ quan BHXH”.

Như vậy trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có
trách nhiệm đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thứ hai, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động, bảo hiểm xã hội có quy định xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có
hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng
đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng
đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn
bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng
đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng,
chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm
quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không
đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi
giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã
hội giả mạo.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã
hội đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng lao động
có một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người
lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người
sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;

b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội;

c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển
dụng;

b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí
trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao
động;

c) Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám
định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi
sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại
Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích đối với
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Có được thỏa thuận không đóng BHXH
với người lao động không?
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn
vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây