Chủ tịch hội đồng quản trị có được ký hợp đồng lao động không?

0
2612

Trường hợp Điều lệ công ty có quy định giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và không có quy định nào khác về việc ủy quyền khi người đại diện theo pháp luật của công ty vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không có quyền ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định chung về chủ tịch hội đồng quản trị

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 về người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị được quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:

“a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng quản trị”.

Chủ tịch hội đồng quản trị có được ký hợp đồng lao động không?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động thì:

Người sử dụng lao động có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động bao gồm: Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;…”.

Như vậy, việc kí kết giao dịch, hợp đồng của công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của công ty là do Điều lệ công ty quyết định. Giám đốc Công ty có thẩm quyền ký hợp đồng lao động với người lao động vào chức danh Phó giám đốc công ty…Vì vậy, đối với trường hợp Điều lệ công ty có quy định giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và không có quy định nào khác về việc ủy quyền khi người đại diện theo pháp luật của công ty vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không có quyền ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây