Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế?

0
1147

 

 

Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế?
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động. Trợ cấp mất việc làm của người lao
động.


Tóm tắt câu hỏi:

Em Chào văn phòng Luật Dương Gia Luật Sư cho em hỏi:
Em có làm cho một Công Ty Nước Ngoài mà nay Công Ty em gặp khó khăn muốn thanh lý hợp đồng với một
số người trong đó có em. Em làm được 5 năm (từ 01/03/2012 – 25/04/2017) với mức 15.000.000 thì em
được hưởng bao nhiêu và bao lâu em có thể nhận được tiền. Em cảm ơn nhiều!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, V-LAw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Cơ sở pháp lý

+

+

+

2. Nội dung tư
vấn

Theo như bạn trình bày, bạn có làm cho
một Công Ty Nước Ngoài. Nấy Công Ty bạn gặp khó khăn muốn thanh lý hợp đồng với một số
người trong đó có bạn.

Khoản 2 Điều 44 Bộ luật lao động 2012 quy định nghĩa vụ người sử dụng lao
động trong trường hợp công ty có khó khăn về kinh tế như sau:

“​2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều
người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và
thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật
này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể
giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho
người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Theo đó, trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với
người lao động, người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo
quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động 2012, bao gồm các nội dung:

– Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được
sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

– Danh sách và số lượng người lao động nghỉ
hưu;

– Danh sách và số lượng người lao động được chuyển
sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao
động;

– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực
hiện phương án.

Nếu công ty không thực hiện được theo phương án sử
dụng lao động này thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh
tế. Khi đó công ty có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp mất việc làm theo quy định
tại

Điều
49 Bộ luật lao động 2012:

 

>>> Luật sư tư vấn
c

hấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh
tế

:

1900.6198

“Điều 49. Trợ cấp mất việc
làm

1. Người
sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ
12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm
làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền
lương.

2. Thời
gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho
người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy
định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp
thôi việc.

3. Tiền
lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền
kề trước khi người lao động mất việc làm.”

Theo như bạn trình bày, bạn làm việc

được 5 năm (từ 01/03/2012 –
25/04/2017). Khoảng thời gian này bạn đã được tham gia bảo hiểm thất nghiệp do đó bạn sẽ không được
công ty chi trả tiền trợ cấp mất việc làm mà bạn sẽ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm
dịch vụ việc làm.

Khi nghỉ việc bạn sẽ được công ty
chốt sổ bảo hiểm xã hội, giao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động sau đó bạn làm hồ sơ hưởng trợ
cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây