Buộc người lao động – cán bộ công chức thôi việc trái luật phạm tội gì?

0
1259

Buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật là hành vi của người sử dụng lao động, người sử dụng cán bộ, công chức vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác buộc những người này thôi việc trái pháp luật

Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128 Bộ luật hình sự)

* Dấu hiệu pháp lý

Khách thể: Tội phạm này xâm phạm vào quyền được lao động của công dân. Nhà nước
đã quy định những điều kiện bảo đảm cho người lao động có việc làm ổn định, không bị sa thải vô cớ, trừ trường hợp đã vi phạm kỷ luật lao động một cách nghiêm trọng đến mức bị sa thải.

Khách quan: Thể hiện ở hành vi buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc
trái pháp luật. Hành vi buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật là hành vi cưỡng bức người đang làm việc trong cơ quan, tổ chức thuộc các đối tượng nêu trên phải thôi việc trái với quy định của pháp luật như không đúng thẩm quyền, không có lý do chính đáng, không thông qua hội đồng kỷ luật của cơ quan nhà nước…

Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.

Động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này, có thể là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân.

Động cơ vụ lợi như nhận tiền để tìm cách cho người nay thôi việc cho người khác vào, hoặc cho người khác vào với tiền công rẻ hơn. Động cơ cá nhân như trả thù, thành kiến các nhân, để vừa lòng cấp trên…

Chủ thể: Được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, xí
nghiệp nhà nước hoặc trong các đơn vị sử dụng lao động.

* Hình phạt

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây