Bị sa thải trái luật, người lao động nên làm gì?

0
1189

Không phải cứ mắc lỗi là người lao động bị sa thải ngay và không phải chủ sử dụng lao động muốn sa thải lúc nào cũng được. Vấn đề sa thải người lao động chủ yếu được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động cần khắc phục vi phạm.

Trường hợp không thể khắc phục, người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải để làm lại hoặc hủy và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động (nếu có thiệt hại).

Về phía người lao động

Nếu như người lao động cảm thấy bị sa thải một cách vô lý và thấy rằng việc sa thải là trái với quy định pháp luật, thì người lao động có thể:

Khiếu nại tới người sử dụng lao động, đề nghị hủy quyết định sa thải. Nếu cách trên vẫn không giải quyết được thì khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.Việc làm này nhằm mục đích thông báo cho cơ quan quản lý biết về vụ việc, từ đó có tác động nhất định đến người sử dụng lao động.

Khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi có trụ sở của người sử dụng lao động. Tố cáo tới cơ quan công an theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

Riêng người sử dụng lao động nếu phát hiện ra việc sa thải của mình là sai thì cần khắc phục ngay.

Trường hợp không thể khắc phục, người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động (nếu có thiệt hại).

Quyền lợi của người lao động bị sa thải

Sa thải không đồng nghĩa với việc người lao động bị “tuyệt đường sống” khi không có việc làm. Nếu người lao động trước đó chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ (theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2012).

Đồng thời, người lao động còn được thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mình và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ (theo Điều 47 Bộ luật Lao động 2012).

Ngoài ra, để đảm bảo cuộc sống, pháp luật tạo điều kiện cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được nhận tiền trợ cấp.

Song song với đó, người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại trung tâm dịch vụ việc làm và được hỗ trợ học nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, trong thời gian không quá 06 tháng (theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây