Báo giảm lao động tham gia đóng BHXH: Hồ sơ, trình tự và thủ tục

0
1243

Báo giảm lao động tham gia đóng BHXH: Hồ sơ, trình tự và thủ tục

Báo giảm lao động tham gia đóng BHXH: Hồ sơ, trình tự và thủ tục mới nhất năm 2019. Khi lao động nghỉ việc, giảm lao động thì thời hạn, hồ sơ, trình tự thủ tục xin báo giảm lao động như thế nào?


Bảo hiểm xã hội là một khoản ràng buộc người lao động và người sử dụng lao động. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các trường hợp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản,… thì hàng tháng người sử dụng lao động và người lao động sẽ đóng một khoản tiền bảo đảm cho quyền lợi này. Khi doanh nghiệp có các vấn đề phát sinh hoặc cắt giảm lao động thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan bảo hiểm để điều chỉnh mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn,
luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Việt sẽ hỗ trợ bạn nắm rõ hơn các quy định của pháp luật về việc đóng bảo hiểm.

– Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội là một khoản đảm bảo cho người lao động trong trường hợp người đó không có thu nhập do bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, chế độ thai sản, đến tuổi nghỉ hưu hoặc chết. Khi người lao động tham gia làm việc tại một tổ chức cá nhân, cơ quan nhà nước thì người lao động và người sử dụng lao động phải trích một phần thu nhập để đóng bảo hiểm bắt buộc do
nhà nước tổ chức

– Trường hợp doanh nghiệp cắt giảm nhân sự hoặc người lao động nghỉ việc đúng quy định pháp luật thì phía doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan bảo hiểm biết việc thay đổi nhân sự để điều điều chỉnh việc đóng bảo hiểm của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan bảo hiểm để xác nhận thời gian đóng bảo hiểm của người lao động khi họ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo mức hưởng bảo hiểm đúng theo quy định của người lao động (Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động)

–  Đối với doanh nghiệp: Mức đóng bảo hiểm theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng tất cả các loại bảo hiểm gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp – bệnh nghề nghiệp với tổng tỉ lệ phải đóng là 21,5%. Trong khi đó phía người lao động phải đóng chỉ 10.5% tiền lương hàng tháng. Đây chính là mấu chốt để thấy rằng việc báo giảm người lao động đóng bảo hiểm rất quan trọng.

– Đối với khối hành chính sự nghiệp: Mức đóng bảo hiểm dựa trên tiền lương cơ sở tính theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm, các loại phụ cấp (nếu có)

– Sở dĩ, doanh nghiệp phải chốt, trả sổ bảo hiểm và báo giảm lao động tham gia bảo hiểm để đảm bảo được lợi ích của người sử dụng lao động bởi mức hưởng bảo hiểm xã hội dựa trên mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên số người lao động tham gia làm việc tại doanh nghiệp. Nếu không báo giảm thì phía doanh nghiệp chịu thiệt hại trực tiếp, dẫn đến việc rò rỉ nguồn kinh tế của doanh nghiệp.

Để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp thì khi có thay đổi cắt giảm nhân sự hoặc người lao động nghỉ việc theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải báo cắt giảm lao động theo đúng quy định của pháp luật.

– Hồ sơ báo cắt giảm lao động đóng bảo hiểm xã hội gồm:

Hợp đồng lao động được kí theo quy định của pháp luật: Để đảm bảo việc người lao động làm việc tại doanh nghiệp là không vi phạm quy định pháp luật, các điều kiện đều được xác lập dựa trên tinh thần tự nguyện của hai bên.

Điền đầy đủ thông tin người lao động nghỉ việc vào phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu: Nhằm đối chiếu, kiểm tra thông tin người lao động để đảm bảo rằng việc cắt giảm đối tượng đóng bảo hiểm là đúng người.

Quyết định thôi việc của doanh nghiệp theo đúng quy định: Khi người lao động nghỉ việc đúng pháp luật thì việc chốt, trả sổ bảo hiểm sau này mới được thực hiện, đảm bảo quyền lợi cho người lao động

– Sau khi đảm bảo hồ sơ trên đã đầy đủ thì người sử dụng lao động nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở. Trong vòng 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo kết quả điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp.

Người sử dụng lao động phải thực hiện việc chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động khi họ nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật sau khi thông báo cắt giảm lao động đóng bảo hiểm.

– Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động nghỉ việc

– Phiếu giao nhận hồ sơ

– Tờ khai cung cấp, thay đổi thông tin người lao động tham gia bảo hiểm

– Công văn chốt sổ của doanh nghiệp.

– Quyết định hưởng các trợ cấp theo quy định của pháp luật

– Sau khi hoàn tất hồ sơ trên thì người sử dụng lao động nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở. Trong thời gian 07 ngày làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chốt, trả số bảo hiểm cho người lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây