Báo tăng lao động tham gia đóng BHXH: Hồ sơ, trình tự và thủ tục

0
1264

Câu hỏi tư vấn

Báo tăng lao động tham gia đóng BHXH: Hồ sơ, trình tự và thủ tục mới nhất năm 2019. Khi có thêm lao động thì thời hạn báo tăng, hồ sơ, trình tự thủ tục báo tăng lao động như thế nào?

Luật sư trả lời

Hiện nay, việc đóng bảo hiểm rất phổ biến. Hầu như tất cả mọi người đều tham gia đóng bảo hiểm, nếu là ở doanh nghiệp thì đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu làm tự do thì họ tham gia bảo hiểm tự nguyện phù hợp với thu nhập của mình. Họ coi khoản tiền đóng bảo hiểm là một khoản bảo đảm cho những rủi ro không may gặp phải trong tương lai.

Tuy nhiên, không phải khi người lao động nào làm việc tại doanh nghiệp đều được tham gia bảo hiểm đầy đủ. Để hiểu và nắm rõ hơn quy định của pháp luật về nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động của người sử dụng lao động, Luật Việt với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong lĩnh vực này.

Căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 về mức đóng bảo hiểm bắt buộc thì người sử dụng lao động phải đóng 21,5% tiền lương phải trả cho người lao động. Để trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm, gian lận khoản tiền phải đóng bảo hiểm cho người lao động thì nhiều doanh nghiệp khi có thay đổi nhân sự, số lượng nhân sự tăng lên không thông báo và làm thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm xã
hội. Nếu người sử dụng lao động vi phạm một trong các trường hợp sau thì phải chịu mức phạt theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

– Trường hợp nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra việc có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc không tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm bắt buộc thì sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

– Nếu người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau thì bị xử phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm cho người lao động, tuy nhiên không được quá 75.000.000 đồng:

Chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp

Đóng bảo hiểm không đúng quy định của pháp luật: Khai khống mức lương của người lao động nhằm giảm số tiền phải đóng bảo hiểm cho họ

Đóng bảo hiểm không đúng với số người lao động phải tham gia bảo hiểm

– Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho toàn bộ người lao động thì bị xử phạt từ 18% đến 20% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng cho người lao động, tuy nhiên không được quá 75.000.000 đồng

– Ngoài việc buộc doanh nghiệp truy nộp số tiền phải đóng bảo hiểm cho người lao động thì người sử dụng lao động phải nộp một khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.

– Trường hợp nếu người sử dụng lao động trốn nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động bằng thủ đoạn gian dối không đóng bảo hiểm cho người lao động từ 06 tháng trở lên với giá trị tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng và từ 10 người đến dưới 50 người quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ bị xử phạt một trong các hình thức sau:

  • Bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Cải tạo không giam giữ đến 01 năm
  • Tù từ 03 tháng đến 01 năm

Để hạn chế tối đa việc các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động trốn nghĩa vụ nộp bảo hiểm cho người lao động trong các trường hợp có sự thay đổi nhân sự thì theo quy định người sử dụng lao động phải báo cáo danh sách người lao động tham gia đóng bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.

Hồ sơ báo tăng lao động đóng bảo hiểm xã hội gồm:

Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động theo đúng quy định pháp luật. đảm bảo việc người lao động làm việc tại doanh nghiệp là đúng

Bảng lương của người lao động nếu phía người sử dụng lao động báo tăng sau thời điểm đóng bảo hiểm

Điền đầy đủ thông tin người lao động báo tăng vào phiếu giao nhận hồ sơ

Sau khi người sử dụng lao động hoàn tất hồ sơ trên thì có thể nộp đến cơ quan bảo hiểm nơi doanh nghiệp có trụ sở bằng hai hình thức:

Nộp trực tiếp tại văn phòng của cơ quan bảo hiểm

Nộp trực tiếp qua mạng: Cách thức này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp đã có phần mềm  kê khai bảo hiểm xã hội KBHXH của Tổng cục Bảo hiểm xã hội. Phần mềm này áp dụng đối với doanh nghiệp lần đầu tiên kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng điện tử. Nếu các doanh nghiệp khác đã từng đã mua phần mềm kê khai của các nhà mạng, bây giờ muốn
sử dụng phần mềm này thì cần phải hủy bỏ phần mềm của các nhà mạng cũ.

Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp thẻ bảo hiểm y tế và sổ bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đó trước đây đã từng đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ nhận lại thẻ bảo hiểm y tế. Nếu người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội và thẻ y tế thì cần phải làm thủ tục xin cấp lại.

Trường hợp người sử dụng lao động báo tăng sau thời điểm đóng bảo hiểm của doanh nghiệp thì phải đóng phạt truy thu theo quy định.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây