An toàn lao động, vệ sinh lao động: Những vấn đề pháp lý

0
1269

Lao động trong điều kiện an toàn là quyền của người lao động và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Chính vì vậy, người lao động và người sử dụng lao động đều cần trang bị những tri thức đặc biệt là về mặt pháp lý về vấn đề này.

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động

An toàn lao động là ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.

Vệ sinh lao động là ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.

An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.

An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp.

Trước đây, an toàn lao động, vệ sinh lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo hộ lao động. Còn bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động khác. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng và khó phân biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động, có chức năng chung là bảo vệ người lao động. Khi đó, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động… đều thuộc phạm trù “bảo hộ lao động”. Nếu dùng khái niệm “bảo hộ lao động” với nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những quy định an toàn lao động và vệ sinh lao động thì không tương xứng với khái niệm này.

Chính vì vậy, trong Bộ Luật Lao động năm 2012, tại chương IX dùng tiêu đề an toàn lao động và vệ sinh lao động. Như vậy, các quy định tại chương IX của Bộ luật Lao động năm 2012 sẽ chủ yếu đề cập đến an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hộ lao động có quan hệ mật thiết với nhau, do đó khi trong một chừng mực nhất định khi phân tích những vấn đề về an toàn lao động và vệ sinh lao động thì vấn đề bảo hộ lao động cũng sẽ được đề cập.

Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.

– Ý nghĩa của việc quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Việc quy định vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định trong luật lao động có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn.

Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động.

Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi…

Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp…)

Đối tượng áp dụng chế độ an toàn lao động và vệ sinh lao động: Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây